ClockThứ Bảy, 03/06/2017 13:01

Tiên trách kỷ

TTH - Chùa Thiên Mụ, chiều muộn vẫn tấp nập khách du lịch vãn cảnh, chiêm bái. Trong dòng người tấp nập đó, có không ít khách tây “quần đùi, áo dây”. Một vài khách ta cau mày nhăn mũi làu bàu với nhau: “Bất lịch sự!”.

Trước, tôi đôi lúc cũng có ý nghĩ như vậy, nhưng sau này, vừa ngẫm nghĩ vừa trải nghiệm, lại thấy mình chưa hẳn đúng. "Quần đùi, áo dây" có thể là thói quen, là tập quán của người ta. Mình thấy khó chịu, nhưng họ thấy bình thường thì sao? Cũng như ngày trước, tây sang thấy ta răng đen, ăn trầu, ăn mắm,... Họ kinh, nhưng ta thì ngược lại, thấy bình thường. Sau này tập, tây cũng có người ghiền ăn mắm như người Việt vậy.

Khách tây mặc áo tràng vào thăm Tháp Bà Ponagar - Nha Trang

Trở lại với chuyện "quần đùi, áo dây" vô tham quan đình chùa miếu vũ. Đó là chỗ tôn nghiêm với dân ta, nhưng lại không phải là nơi thờ đấng chí tôn của dân du lịch phương tây. Với họ, đó chẳng qua cũng chỉ là một điểm đến để tìm hiểu, trải nghiệm cảnh quan, văn hóa, mỹ thuật... của đất nước sở tại mà thôi. Không thấy cảnh báo, không được nhắc nhở phải ăn mặc thế này thế nọ mới được vào tham quan, thì họ cứ thế mà vào. Không thể chê họ là  không văn minh, bất lịch sự được.

Đi chưa nhiều, nhưng tôi cũng từng có dịp đến Malaysia, Cambodia, Singapore, Thái Lan,... Ở trong nước thì may mắn đã được đi gần như đủ cả 3 miền. Thực tế cho thấy, tại những điểm du lịch tâm linh, nếu có quy định phải ăn mặc nghiêm túc thì tuyệt nhiên không hề thấy người vi phạm, cả khách Âu cũng như khách Á. Ngay như tại Việt Nam ta, năm ngoái tôi có dịp ghé Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang-Khánh Hòa. Cũng lắm khách "quần đùi, áo dây" đến đây, nhưng trước khi vào tháp thấy họ đều mặc áo tràng rộng, quấn váy dài theo quy định. Thế mới biết, đâu phải họ "kém văn minh, thiếu lịch sự" như ta nghĩ, chẳng qua do ta thiếu quy định chặt chẽ, thấu đáo mà thôi. Kinh nghiệm cho thấy, trước mỗi tour, các  hãng lữ hành bao giờ cũng "quán triệt" với khách hàng lộ trình, các điểm đến và những điều mà khách hàng phải tuân thủ. Rất kỹ nhưng chưa hết, trước mỗi điểm đến, hướng dẫn viên của đoàn lại nhắc nhở thêm một lần nữa và không du khách nào dám, hay muốn vi phạm.

Với ta, nếu muốn không tồn tại và tái diễn cảnh "quần đùi, áo dây" tại chốn tôn nghiêm, hãy thông báo rõ ràng với nhiều hình thức: Biển báo, tờ rơi, trong các tập gấp, brochure,... Đặc biệt là có yêu cầu cụ thể, dứt khoát với các hãng lữ hành. Thật bất nhã và khó thực hiện khi phải chặn một du khách để xử phạt về hành vi ăn mặc không đúng "quy cách" của họ, thay vì thế, cứ "nhè" anh lữ hành mà "gõ", tình hình chắc chắn sẽ chuyển biến và dần dần đi vào nề nếp. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" là vậy.

Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Chiều tối 6/4, làm việc tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác tham quan cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ điều trị tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế; thăm, tặng quà hai ca ghép tạng xuyên Việt mới đây đang được theo dõi sau phẫu thuật.

Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Hình ảnh làm xấu du lịch Huế

Một trong những hình ảnh không đẹp xuất hiện tại thành phố hiện nay là nhiều người vô ý thức biến nơi công cộng thành "nhà vệ sinh công cộng".

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế
Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

Nếu như “Avatar” là một thủ thuật của marketing để tạo dựng, củng cố hình ảnh cá nhân, nhận diện thương hiệu cho một hay nhóm sản phẩm nào đó, thì “Avatar” của làng hương Thủy Xuân được tạo ra theo một cách hết sức thú vị, ít ai ngờ tới.

Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân
Return to top