ClockThứ Hai, 10/09/2018 13:55

Tiền vẫn phải bồi thường lại còn “mang” thêm tù tội

TTH - K. quê ở tỉnh Quảng Trị, vào TP.Huế sinh sống bằng nghề lái taxi. Ngày 22/6/2016, K. ký hợp đồng ủy quyền sử dụng 1 chiếc xe ô tô với Công ty cổ phần taxi TC Huế.

Theo hợp đồng, công ty giao cho K. ô tô có giá trị 485 triệu đồng để K. sử dụng kinh doanh taxi theo sự điều hành của công ty. Đây là tài sản do công ty đứng ra vay vốn ngân hàng (thế chấp) để mua. Công ty đứng tên chủ xe theo giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô .

Sau khi nhận xe, K. quản lý, sử dụng kinh doanh theo đúng hợp đồng với công ty được một thời gian, hàng tháng đóng tiền gốc và lãi cho công ty. Tính đến tháng 8/2017, K. đã đóng được 168,6 triệu đồng, tương đương 34,7 % giá trị chiếc xe khi công ty giao cho K. Thế rồi, do cần tiền trả nợ, ngày 21/8/2017, K. mang ô tô nói trên đi cầm với giá 60 triệu đồng.

Qua đánh giá, trị giá chiếc xe ô tô tại thời điểm bị K. mang cầm là 360 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền mà K. chiếm đoạt của công ty (trừ 34,7% giá trị chiếc xe thuộc sở hữu của K) là 234,9 triệu đồng.

Chủ cầm đồ trình bày: Biết là xe taxi, nhưng K. mua trả góp và đã góp được hơn 160 triệu đồng. Với suy nghĩ chỉ cầm trong “phần” tài sản của K., sẽ không phạm pháp, nên cho bị cáo cầm 60 triệu đồng. Tương tự, K. cũng phân bua do nợ nần cần tiền trả nợ, lại “hiểu nhầm” về pháp luật, chứ không cố ý phạm tội.

Tòa hỏi: “Chiếc xe taxi mà bị cáo đem đi cầm, có một phần thuộc quyền sở hữu của bị cáo. Tại sao bị cáo không đến công ty, thỏa thuận để hủy hợp đồng, lấy lại một phần tiền?”. K. cho rằng, với suy nghĩ đã trả góp được hơn 160 triệu đồng, đem đi cầm lấy 60 triệu đồng, xem như chỉ lấy lại một phần tiền đã góp. Nếu bỏ ra 60 triệu đồng chuộc xe về, công ty vẫn còn “lời” trăm triệu mà K. đã góp trước đó... Tuy nhiên, K. lại “quên” đã ký hợp đồng với công ty, trước khi chấm dứt hợp đồng, chiếc xe trên vẫn là tài sản của công ty. K. mang đi cầm là phạm tội chiếm đoạt tài sản. 

Cha mẹ K. đã mất. Gia cảnh quá khó khăn nên vợ K. bỏ quê, đem 2 con nhỏ vào TP.Hồ Chí Minh làm công nhân, không có điều kiện trở về quê suốt thời gian K. bị bắt tạm giam và ra tòa. Năm  anh em của K. đều có gia đình và cũng nghèo khó, nên quyết định bán căn nhà cha mẹ để lại, giúp K. có tiền bồi thường thiệt hại. Thế nhưng, người mua đổi ý, không mua nữa, ngay sau khi biết căn nhà nhỏ là “nhà tình thương”. Quá trình điều tra, anh em của K. chạy vạy, vay mượn, gom góp mãi mới được 20 triệu đồng, thay K. bồi thường một phần thiệt hại. Sau này, K phải tiếp tục bồi thường phần còn lại.

Rốt cuộc, tiền cũng phải bồi thường mà lại “mang” thêm tù tội. Giá như K. đừng làm liều thì đã không ra nông nổi.

Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách

Việc tập hợp các thông tin hộ kinh doanh đã mã hóa và lưu trữ dưới dạng số hóa trên chức năng bản đồ số hộ kinh doanh được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước tra cứu, phản hồi thông tin một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.

Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách
Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân

Triển khai chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, giấy hẹn khám điện tử, cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính là những quy định mới nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh (KCB) sử dụng BHYT bắt đầu từ tháng 4/2024.

Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân
Return to top