ClockThứ Sáu, 20/09/2019 15:01
Trách nhiệm của người trẻ khi tham gia mạng xã hội

Tiếp nhận có chọn lọc

TTH - Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội (MXH) đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người, nhất là các bạn trẻ. Bên cạnh những tiện ích, MXH cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại hệ luy tiêu cực nếu chúng ta không tỉnh táo, sử dụng sai mục đích.

Facebook lại gặp sự cốFacebook thừa nhận muốn ẩn số lượng Like dưới bài đăng

Người dùng internet có xu hướng cập nhật tin tức thông qua mạng xã hội

Con dao hai lưỡi

“MXH hỗ trợ chúng ta giải quyết vấn đề trong cuộc sống nếu biết sử dụng hợp lý”, đó là chia sẻ thẳng thắn của em Trần Phương Nhung, sinh viên năm 3 Khoa Du lịch, Đại học Huế. Hiện nay, Nhung đảm nhận vị trí Trưởng ban Thông tin của khoa thông qua việc quản lý Fanpage “Ban Thông tin - Khoa Du lịch” trên MXH Facebook với hơn 6.500 lượt người theo dõi.

Nhung cho biết, Fanpage của Ban thông tin được lập ra với mục đích chia sẻ các thông tin về học tập và ngoại khóa của Khoa Du lịch. Khác với những dòng thông báo đơn thuần có phần cứng nhắc, thông tin chia sẻ tại Fanpage được đông đảo các bạn sinh viên tương tác, chia sẻ các thắc mắc để cùng giải đáp.

Là cán bộ Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động tỉnh, anh Trần Đình Phô (sinh năm 1989) chia sẻ, bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội cho các mục đích cá nhân như liên lạc với người thân và bạn bè, cập nhập thông tin…, anh còn áp dụng việc sử dụng MXH vào công việc hằng ngày.

Đơn cử như trang Fanpage Facebook: “Công đoàn Huế” của Liên đoàn Lao động tỉnh hiện nay hoạt động khá hiệu quả. Đây là kênh thông tin kịp thời, nhanh chóng để cập nhật các thông tin, hoạt động từ tổ chức Công đoàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Thông qua MXH, việc chia sẻ thông tin, nắm bắt nhanh tình hình tại cơ sở cũng như “lan tỏa” các bài viết, câu chuyện ý nghĩa về Công đoàn đến đông đảo mọi người nhanh chóng hơn. Trang Facebook “Công đoàn Huế” còn là nơi tiếp nhận các ý kiến thắc mắc về quyền lợi, chế độ bảo hiểm, Bộ luật Lao động… từ các đoàn viên, từ đó có những phản hồi, hướng dẫn cụ thể từ các bộ phận chuyên môn.

Còn với bạn trẻ Nguyễn Ngọc Gia Hưng (sinh năm 1995, trú tại phường Thuận Thành, TP. Huế), mỗi ngày Hưng dành khoảng 1 - 1,5 giờ cho các MXH như Facebook, Instagram… Hưng xem MXH như một kênh điểm báo tổng hợp để cập nhật tin tức thời sự. Không ít lần Hưng vô tình tiếp cận với các thông tin giả được ngụy tạo một cách tin vi nếu không tỉnh táo kiểm chứng.

“Khi tiếp nhận các thông tin giả mạo và tiêu cực về Đảng và Nhà nước tràn lan trên mạng xã hội, nếu bản thân không tỉnh táo sẽ rất dễ bị “dao động”, dẫn đến cách suy nghĩ và lối hành xử tiêu cực trước những vấn đề nóng của xã hội”, Hưng chia sẻ.

Với giới trẻ, mạng xã hội đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu

Cần định hướng

Theo chuyên trang ictnews của Báo điện tử Vietnamnet, báo cáo từ Social Media Stats cho biết, vào tháng 5/2019, Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook, 13% người dùng Twitter, 12,81% sử dụng YouTube, 10% sử dụng Pinterrest, 1,71% dùng Instagram. Con số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Còn trong báo cáo của Viện Pew Research, có 80% người Việt Nam cho rằng, mạng xã hội là tích cực đối với xã hội, chỉ có 6% cho rằng tiêu cực với xã hội.

Con số trên cho thấy, phần đông công chúng vẫn coi MXH là nền tảng cần thiết dù chúng có những hệ lụy tác động đến xã hội. Đơn cử như vụ việc bé trai Trường Gateway (Hà Nội) tử vong, chỉ vài ngày sau khi xảy ra, hàng loạt “thuyết âm mưu”, thông tin giả mạo đã tràn lên MXH Facebook với hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận, khiến dư luận không khỏi hoang mang trước “biển thông tin” thật giả lẫn lộn. Không ít bạn bè xung quanh tôi cũng bị tác động và dành cho các cơ quan điều tra cái nhìn hoài nghi, thiếu thiện cảm.

Vụ việc Trường Gateway chỉ là một ví dụ trong số nhiều thông tin giả lan truyền thông qua MXH, khiến cả xã hội quan ngại về cách tiếp nhận thông tin trên MXH của một bộ phận người dùng, nhất là giới trẻ. Họ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, chủ quan và thiếu sự chọn lọc, thẩm định độ xác thực; dễ bị các phần tử phản động lợi dụng truyền bá các tư tưởng xấu, tiêu cực về xã hội cũng như về Đảng và Nhà nước.

Câu chuyện tuyên truyền, định hướng và trang bị kiến thức cho người trẻ khi tham gia MXH những năm trở đây được cả xã hội dành nhiều sự quan tâm. Về chế tài pháp luật, việc áp dụng Luật An ninh mạng đã bước đầu thể hiện hiệu quả rõ nét khi xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Song hành cùng đó, các cấp chính quyền, đặc biệt là trường học và các tổ chức chính trị xã hội mà nòng cốt là Đoàn Thanh niên cần có nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người trẻ trong việc tiếp cận và sử dụng MXH.

Với bản thân chúng ta, mỗi người cần tự trang bị kiến thức và thật tỉnh táo khi tham gia MXH để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 5.000 chiến sĩ Cảnh sát cơ động tham gia tổng duyệt lần 1 Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống

Hơn 5.000 chiến sĩ Cảnh sát cơ động, đại diện hơn 33 nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát cơ động trên toàn quốc sẽ có màn diễu binh, trình diễn động tác "đúng, đều, mạnh mẽ, đẹp, thống nhất" tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Hơn 5 000 chiến sĩ Cảnh sát cơ động tham gia tổng duyệt lần 1 Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống
Bộ đội, dân quân và Nhân dân chung tay vệ sinh môi trường biển

Sáng 31/3, tại bãi biển xã Hải Dương, thành phố Huế, Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với địa phương, lực lượng dân quân và đoàn viên thanh niên đã tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật xanh ra quân vệ sinh môi trường biển.

Bộ đội, dân quân và Nhân dân chung tay vệ sinh môi trường biển
Return to top