ClockThứ Tư, 16/01/2019 12:28

Tiếp nhận thêm sản phẩm 3D về di sản văn hóa Huế

TTH.VN - Tại lễ bàn giao được tổ chức sáng 16/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nhận từ Công ty An Thi Việt Nam và Công ty Toàn Dũng Media cơ sở dữ liệu và các sản phẩm 3D về bức tranh Long Vân Khế Hội (chùa Diệu Đế), di tích Hải Vân Quan và video trình diễn ứng dụng VNGuide App.

Thêm sản phẩm scan 3D về lăng Tự Đức và cung An ĐịnhDi tích Huế qua bản đồ số hóa 3D

Riêng sản phẩm 3D về Long Vân Khế Hội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ dành tặng chùa Diệu Đế, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn bức tranh về sau.

Sử dụng kỹ thuật scan 3D để lập cơ sở dữ liệu ở một số di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế là hoạt động đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp thực hiện với nhiều đối tác. Trong đó các đối tác quốc tế có: Hàn Quốc, Mỹ. Trong nước, có Công ty An Thi Việt Nam, Công ty Toàn Dũng Media, những đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đại diện 3 đơn vị giao - nhận sản phẩm

VNGuide App là sản phẩm công nghệ của Công ty Toàn Dũng Media. Nền tảng công nghệ này phù hợp trên mọi thiết bị di động thông minh và đáp ứng được sự năng động của du khách ưa thích xu hướng du lịch thông minh. Bằng cách tải ứng dụng VNGuide App về điện thoại thông minh, định vị điểm đến, du khách hoàn toàn có thể trải nghiệm tốt hơn về hình ảnh, nội dung và cả không gian của điểm đến trước khi đặt chân đến.

Hiện nay, công nghệ này đang được triển khai thí điểm tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Theo đó, du khách bất kể đang ở đâu vẫn có thể tiếp cận và cập nhật thông tin về những hiện vật đang được trưng bày tại đây, bằng cách tương tác trực tiếp.

Đại diện 3 đơn vị và các thành viên trong Hội đồng Khoa học của Trung tâm BTDTCĐ Huế xem trình diễn sản phẩm

Trước đây, để khảo sát một công trình di tích, các nhà chuyên môn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu trực quan, khảo sát, chụp ảnh, đo vẽ, quay phim, sau đó phân tích và xây dựng dự án. Nay, việc đó còn được thực hiện bằng công cụ về công nghệ scan 3D, với nhiều lợi thế vượt trội so với các phương pháp truyền thống.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay: “Chỉ có phương pháp này đem lại cái nhìn tổng thể, đầy đủ về không gian và cả hiện trạng của một di tích. Những cơ sở dữ liệu thu được từ phương pháp này rất có lợi cho công tác lưu trữ và đảm bảo được tính bền vững. Trên nền tảng phối hợp với các đối tác, chúng tôi có định hướng sẽ tiến xa hơn nữa trong việc hợp tác và phát triển các ứng dụng khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế”.

Sản phẩm 3D về Long Vân Khế Hội ở chùa Diệu Đế

Đồng Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Return to top