ClockThứ Tư, 30/03/2016 20:15

Tiếp sức cho mỹ nghệ đá

TTH - Cơ sở mỹ nghệ điêu khắc đá, tượng đồng, tượng composite Thanh Hùng thuộc Công ty TNHH TMDV Mỹ thuật Cố đô ở xã Phú Thượng (Phú Vang) đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và là nơi trải nghiệm niềm đam mê mỹ thuật của giới trẻ Huế.

Giữ nghề

Tốt nghiệp Khoa Điêu khắc, Trường đại học Mỹ thuật Huế, Phan Thanh Hùng may mắn được tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ tại châu Phi và một số nước trên thế giới để tìm hiểu về điêu khắc và mỹ thuật ứng dụng. Chứng kiến sự phát triển của thể loại điêu khắc đá, tượng đồng, tượng composite và xu hướng cảm nhận các tác phẩm mỹ thuật của người dân nơi đây, về nước, anh bắt tay thành lập cơ sở sản xuất các loại mỹ nghệ đá, tượng đồng, composite, tượng mỹ thuật phục vụ nhu cầu trang trí gia đình và các công trình dân dụng, đền, chùa trong và ngoài tỉnh.

Máy tiện đá do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ một phần kinh phí đã đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả

 

Sau 3 năm thành lập, cơ sở đã mở rộng quy mô, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và giải quyết việc làm cho trên 20 lao động tại địa phương. Không chỉ sản xuất các loại mỹ nghệ đá, đồng, composite, cơ sở nhận nhiều đơn đặt hàng trang trí và thiết kế mỹ nghệ đá cho các công trình lớn như Bà Nà Hill ở TP Đà Nẵng, đài tưởng niệm ở Quảng Trị và nhiều công trình trên địa bàn tỉnh như Nhà văn hóa huyện Phú Lộc, UBND tỉnh và các khách sạn, nhà hàng.

Giám đốc Công ty TNHH TMDV Mỹ thuật Cố đô Phan Thanh Hùng cho biết: “Mỹ nghệ đá là nghề mới và rất khó phát triển, bởi đội ngũ sinh viên mỹ thuật sau khi ra trường thường chọn các ngành như vẽ tranh, thiết kế đồ họa… Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có cơ sở theo nghề này nên số lượng khách đến đặt hàng ngày càng đông và nhận nhiều đơn đặt hàng trang trí nội ngoại thất trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do thiếu trang thiết bị và đội ngũ có tay nghề nên DN gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng đủ nhu cầu của khách.”

Được tiếp sức

Với mục đích phát triển ngành nghề mới tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ người dân và khách du lịch, cuối năm 2015, DN lập đề án xin hỗ trợ vốn khuyến công (KC) đầu tư máy tiện đá để phục vụ việc sản xuất. Qua khảo sát nhu cầu thực tế, Sở Công thương đã phê duyệt đề án với tổng mức hỗ trợ 60/125 triệu đồng tiền đầu tư máy. Đầu tháng 3/2016, máy tiện đá lắp đặt xong và đưa vào hoạt động, giúp cơ sở nâng cao công suất và tiết kiệm nhân công.

 Nói về hiệu ứng từ chương trình KC, anh Phan Thanh Hùng cho biết: “Trước đây, các loại đá phải tiện thủ công, vừa mất thời gian lại không đảm bảo chất lượng nên sản phẩm làm ra thường xuyên bị hư hỏng. Được nguồn vốn KC tiếp sức đầu tư máy tiện, năng suất tăng lên gấp 5-7 lần so với tiện thủ công, sản phẩm làm ra tinh xảo hơn, đồng thời tiết giảm được thời gian và sức lao động. Hiện, DN đang xúc tiến chiêu sinh và đào tạo nghề cho các thanh niên trẻ có nhu cầu nhằm phát triển nghề mỹ nghệ đá và tạo ra nhiều sản phẩm đồng, đá và composite mỹ nghệ làm quà tặng phục vụ khách du lịch.”

Ông Nguyễn Lương Bảy, Giám đốc Trung tâm KC & Xúc tiến thương mại khẳng định: “Mục đích của đề án KC là hỗ trợ máy móc hiện đại để giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm mới, tinh xảo và mẫu mã đẹp phục vụ thị trường. Mặt khác, một nguồn vốn KC hỗ trợ sẽ huy động từ 2-3 đồng vốn của DN, cơ sở bỏ ra nhằm tạo động lực để các DN đầu tư vốn trang bị máy móc tiên tiến phát triển sản xuất”.

Theo Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Phú Vang, năm 2016 huyện đang lập 2 đề án khuyến công. Đó là đề án đầu tư máy móc và thiết bị mới vào dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH MTV TM SH ở xã Phú Thượng và tổ chức “Ngày hội làng nghề truyền thống lần thứ V-2016” với tổng kinh phí xin hỗ trợ 175 triệu đồng. Hiện, 2 đề án đang chờ Sở Công thương phê duyệt.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách

Sự nhập cuộc của cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể đã góp phần quan trọng tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị

Không chỉ đẩy mạnh công tác hỗ trợ vay vốn, với hiệu quả từ việc tạo đà cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hội Người mù (HNM) huyện Phong Điền đã đồng hành, tiếp sức, từ đó góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho hội viên mù, khiếm thị trên địa bàn.

Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị
“Tiếp sức” cho dàn nhạc Kèn Huế

Trở lại sau 75 năm vắng bóng, dàn nhạc Kèn Huế từng được kỳ vọng sẽ là một điểm sáng về văn hóa và âm nhạc của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng lại đang đứng trước nguy cơ giải thể.

“Tiếp sức” cho dàn nhạc Kèn Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top