ClockThứ Hai, 23/07/2018 05:30

Tiếp sức cho người nghèo

TTH - Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đến nay đã có 107 hộ gia đình ở Phú Vang được tiếp cận nguồn vốn này với tổng số tiền đã giải ngân hơn 2,6 tỷ đồng. Trong đó, gói vay thuộc chương trình giải quyết việc làm chiếm hơn 2, 5 tỷ đồng/97 hộ với mức vay tối đa là 50 triệu đồng/lao động

Tiếp sức, quảng bá cho trườngNgười trẻ yêu nướcSẵn sàng tiếp sức cho thí sinh

Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nông dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình

Ông Phan Văn Lanh ở tổ dân phố Lương Viện, thị trấn Phú Đa, trước đây làm thợ nề, mùa mưa công việc không đều nên đời sống bấp bênh. Đầu năm 2018, gia đình ông được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo, ông mua hai con bò đang có thai và đầu tư làm 2 vòm nấm rơm. Đến nay, đàn bò của ông có thêm 2 bê con, nấm rơm mỗi tháng thu hoạch từ 2-3 đợt, thu nhập từ 2 -3 triệu đồng/đợt. Ông phấn khởi: “Thu nhập từ nấm rơm trả nợ ngân hàng xong vẫn còn dư tiền để cải thiện cuộc sống gia đình; ngoài công việc chính, cả nhà mỗi người một tay chăm sóc đàn bò xem như có của để dành”.

Tương tự, hộ bà Phạm Thị Xinh trú tại tổ dân phố Hòa Đông, thị trấn Phú Đa vừa được giải ngân vốn đầu tháng 7 năm nay, ngoài 2 vòm nấm rơm vừa hoàn thiện; nhìn những con heo giống mới mua thả trong chuồng mới sửa sang, bắt đầu cho hành trình chuyển đổi từ nuôi heo thịt sang heo giống, bà trải lòng: “Để hỗ trợ cho việc nuôi heo, gia đình chúng tôi quyết định tận dụng mấy trăm mét vuông vườn để trồng bí đao, bí ngô... và nhiều loại rau màu theo mùa vụ, vừa tăng thu nhập vừa có thêm thức ăn cho heo”.

Trước đây, không có vốn, những gia đình như ông Lanh, bà Xinh không có điều kiện đầu tư nên không tận dụng được những lợi thế sẵn có về đất đai, sức lao động nhàn rỗi..., cái nghèo cứ đeo đẳng họ. Do quy mô sản xuất chăn nuôi mở rộng chưa lâu, những thay đổi sau khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo tuy chưa lớn, nhưng đã tạo được nhiều hy vọng cho người dân phát triển kinh tế.

Từ khi có Chỉ thị số 40 và Quyết định 401 của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Phú Vang đã mở rộng mạng lưới giao dịch đến tận cơ sở, tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, NHCSXH huyện chủ động cử cán bộ tiếp cận các đối tượng vay và giám sát nguồn vốn vay thông qua các đợt kiểm tra, đối chiếu nợ... nhằm bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả; đồng thời, công khai chế độ chính sách tín dụng ưu đãi, lãi suất, dư nợ... để các đối tượng vừa dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vừa nắm rõ trách nhiệm vay vốn để trả nợ theo cam kết.

Công tác chỉ đạo, giám sát được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm sâu sát, việc rà soát và bổ sung các đối tượng đủ điều kiện vay vốn theo quy định được thực hiện thường xuyên và kịp thời; hoạt động ủy thác vốn vay của các hội, đoàn thể được thắt chặt; việc đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ đến hạn là một trong những nội dung hàng đầu được chính quyền địa phương coi trọng.

Ông Đào Bá Thuận, Giám đốc NHCSXH huyện Phú Vang thông tin: Sau 3 năm triển khai, đến nay đã có 107 hộ gia đình ở Phú Vang được tiếp cận nguồn vốn theo theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW,  với tổng số tiền đã giải ngân hơn 2,6 tỷ đồng. Trong đó, gói vay thuộc chương trình giải quyết việc làm hơn 2, 5 tỷ đồng/97 hộ với mức vay tối đa là 50 triệu đồng/lao động (chiếm hơn 93,2% tổng nguồn vốn uỷ thác của huyện chuyển sang), đã tạo việc làm ổn định cho hơn 176 lao động nhàn rỗi và có thu nhập ổn định tại địa phương. Nhiều hộ thoát nghèo bền vững với các mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện từ hơn 7,54% năm 2016 xuống còn 6,53% vào cuối năm 2017. 

Thời gian tới, cùng với nguồn vốn Trung ương phân bổ hàng năm, ngân hàng tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo huyện xem xét bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách địa phương để kịp thời chuyển tải đến đúng đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách

Sự nhập cuộc của cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể đã góp phần quan trọng tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị

Không chỉ đẩy mạnh công tác hỗ trợ vay vốn, với hiệu quả từ việc tạo đà cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hội Người mù (HNM) huyện Phong Điền đã đồng hành, tiếp sức, từ đó góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho hội viên mù, khiếm thị trên địa bàn.

Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị
Return to top