ClockThứ Tư, 15/05/2019 12:56

Tiếp sức cho trí thức khoa học công nghệ

TTH.VN - “Trí thức khoa học công nghệ (KHCN) trong sự phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH) của tỉnh Thừa Thiên Huế” là nội dung hội thảo được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức trong sáng 15/5. Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND đã đến dự và chia sẻ tại hội thảo.

Đưa doanh nghiệp về trường nghề: Ba bên cùng có lợiCải cách hành chính song hành cùng ứng dụng công nghệ thông tinChia sẻ “Hành trình khởi nghiệp sáng tạo và kết nối” cho phụ nữLắng nghe cộng đồng doanh nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trí thức cần năng động hơn

Chưa tương xứng

Hội thảo tập trung trao đổi các giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức KHCN; thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng chế, ứng dụng, chuyển giao KHKT vào sản xuất và đời sống đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.

Các đại biểu đều có chung quan điểm, Thừa Thiên Huế đang từng bước khẳng định là trung tâm văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu KHCN và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được đẩy mạnh. Nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH của tỉnh đông đảo và chất lượng với hơn 40.000 người có trình độ cao đẳng trở lên. Trong đó, có trên 800 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, 18 giáo sư và hơn 268 phó giáo sư… là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển chính trị, KT-XH.

Tuy nhiên, một số chỉ số chỉ tiêu như: thu ngân sách nhà nước còn thấp, ngành du lịch - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương; thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của cả nước... là những con số phải suy ngẫm.

TS. Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế chia sẻ, hiện, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu cũng như các đơn vị chuyên môn khác ở Thừa Thiên Huế đã "phủ" được hầu hết các lĩnh vực thế mạnh địa phương và có chất lượng khá cao. Tuy nhiên, lực lượng này chưa tham gia nhiều vào các vấn đề  KT-XH địa phương

 Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tạo động lực cho cnhiều bạn trẻ 

Các giảng viên, chuyên gia các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu nhiều nhưng vẫn tập trung vào công việc chính là giảng dạy, nghiên cứu khoa học bắt buộc (theo hướng nghiên cứu lý thuyết, xuất bản bài báo...) và ít tham gia vào các bài toán thực tiễn của địa phương, hoặc nghiên cứu các vấn đề hiện đang là bức xúc của xã hội. Hợp tác giữa trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu với nhau và với doanh nghiệp, chính quyền vẫn còn mức độ thấp và chưa mạnh mẽ. Trách nhiệm xã hội của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), viện nghiên cứu (VNC) chưa phát huy và tận dụng tốt.

Chủ động tiếp cận khoa học công nghệ

Theo ông Cung Trọng Cường, trước mắt phải tăng cường hợp tác giữa UBND tỉnh và các trường ĐH, CĐ, VNC. Cụ thể, xây dựng chương trình hợp tác toàn diện giữa Đại học Huế với UBND tỉnh, các chương trình hợp tác giữa các Trường ĐH Phú Xuân (đào tạo nhân lực CNTT), hợp tác giữa các trường ĐH, CĐ với các sở, ngành hướng đến xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sáng tạo. Đây là một mô hình thúc đẩy phát triển và tận dụng nguồn lực của tất cả các trường ĐH, CĐ, VNC, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư… Kêu gọi nhà khoa học tham gia giải quyết các vấn đề, đưa ra phương án đề xuất cho chiến lược phát triển, thực hiện các vấn đề đó với nguồn lực hiệu quả nhất.

TS Nguyễn Hữu Chúc, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cho rằng, bản thân trí thức trẻ phải chuẩn bị hành trang trong khởi nghiệp, nghiên cứu trước thách thức cuộc cách mạng 4.0. Trong đó, nhiều kỹ năng cứng như tư duy phản biện, đổi mới và sáng tạo; trách nhiệm và kỷ luật; cải thiện trí tuệ cảm xúc là rất cần thiết.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng nước

Thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Thừa Thiên Huế cũng được xem là giải pháp quan trọng mà Ths. Lê Quang Minh, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất nhằm đưa các ý tưởng sáng tạo vào đời sống.

“Khởi nghiệp là một quá trình khó khăn và đầy rủi ro, tỷ lệ thành công của một doanh nghiệp khởi nghiệp thấp. Trong vòng đời của một doanh nghiệp, giai đoạn khởi sự là thời kỳ rủi ro nhất. Tuy nhiên, với bản chất rủi ro lớn của các start-up thì các kênh huy động vốn truyền thống hầu như là không thể tiếp cận. Do đó, cần thiết phải ra đời Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ vốn cho các dự án về ý tưởng kinh doanh sáng tạo, ý tưởng khoa học công nghệ trong những chặng đường tiếp theo. Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ra đời sẽ là “vốn mồi”, là “chất xúc tác”, đồng thời với việc hỗ trợ từ ngân sách tỉnh thông qua hoạt động của Quỹ sẽ là “bàn tay hữu hình” của Nhà nước phát động và kích thích nhiều quỹ của tư nhân, của các nhà đầu tư góp phần biến các ý tưởng kinh doanh sáng tạo trở thành hiện thực” ông Minh chia sẻ.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đánh giá cao hoạt động và những đóng góp của đội ngũ trí thức KHCN trong sự phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời yêu cầu ngoài trình độ chuyên môn, lực lượng này cần chủ động nâng cao năng lực, các kỹ năng cần thiết, chủ động nắm bắt KHCN thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tham gia nghiên cứu những vấn đề xã hội quan tâm. Tỉnh sẽ tiếp tục đồng hành và nghiên cứu những chính sách phù hợp hỗ trợ, tạo động lực cho đội ngũ trí thức đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của tỉnh.

Bài, ảnh:  Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top