ClockThứ Tư, 18/05/2016 05:41

Tìm cách gỡ khó cho du lịch

TTH - Diễn biến của môi trường biển trong thời gian qua đã đặt hoạt động du lịch biển ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vào thời kỳ khó khăn.

Từ các khu du lịch trọng điểm của mỗi tỉnh đến các tỉnh trọng điểm về du lịch biển như Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đều sụt giảm lớn về lượng khách ngay trong mùa du lịch biển.

Dù đã hạ giá phòng và có thêm nhiều chương trình ưu đãi nhưng tình trạng phòng trống, biển vắng, nhiều nhân viên hợp đồng phải tạm nghỉ việc là điều xảy ra ở nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, ngay cả ở các khu resort cao cấp. Tỷ lệ khách giảm dao động từ 50% đến trên 70% cũng ảnh hưởng dây chuyền không chỉ đến người kinh doanh ở các dịch vụ du lịch biển mà còn ở nhiều lĩnh vực du lịch, dịch vụ khác.

Tại Nghệ An, lượng khách giảm 30-50% so với cùng kỳ năm 2015 là thông tin từ báo Lao động. Con số này ở Quảng Bình là hơn 50% và công suất sử dụng buồng phòng gần 50%. 50% đoàn khách hủy tour và thiệt hại về tổng doanh thu du lịch tính sơ bộ vào khoảng trên 100 tỷ đồng, theo đó là 4.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, 7.000 lao động bị ảnh hưởng gián tiếp là con số báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh này tại buổi họp bàn cách tháo gỡ khó khó khăn cho du lịch do UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức vào ngày 15/5 vừa qua. Quảng Trị cũng có những chỉ số tương tự khi có đến 70% các chương trình du lịch bị hủy, lượng khách trong kỳ nghỉ lễ cao điểm cũng giảm đến 75% so với 2015. Tại Thừa Thiên Huế, cũng trong hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ghi nhận cho thấy hơn 70% lượng khách hủy phòng đã đặt ở các khách sạn và các resort ven biển...

Bên cạnh việc đề nghị sớm công khai rõ nguyên nhân cá chết, kết quả quan trắc nước biển được cập nhật hàng ngày, thực hiện nhiều chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở lĩnh vực này như giãn nợ thuế, hỗ trợ các gói vay, giảm phí tham quan, thuê bến bãi; tăng cường và thực hiện các chiến dịch quảng bá để kéo khách trở lại là điều mà các doanh nghiệp cũng như các sở văn hóa thể thao và du lịch trong vùng bị ảnh hưởng đề nghị với chính quyền. Riêng tại Thừa Thiên Huế, cùng với việc đề nghị trở lại các doanh nghiệp trong việc xem xét hoạt động của mình để có những phương thức xử lý tốt hơn, ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp cần xây dựng các sản phẩm mới qua sự liên kết, phối hợp lẫn nhau; đồng thời cũng “mời” các doanh nghiệp chú ý để có thể mở hoặc thêm hướng đầu tư vào các điểm du lịch sinh thái. Du lịch làng quê, du lịch tâm linh... có lẽ cũng nằm trong hướng đề nghị tăng cường để tháo gỡ khó khăn cho du lịch dịp này.

NGUYỄN AN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, tài nguyên du lịch là lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch chuyên đề.

Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

TIN MỚI

Return to top