Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn
Tìm hướng đi cho vùng gò đồi Hương Thủy
TTH - Với hơn 35.180 ha đất tự nhiên của vùng gò đồi nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, Hương Thủy đang bàn giải pháp nâng thu nhập cho người dân trong vùng lên hơn 17,6 triệu đồng/năm thời gian tới. Tuy nhiên để giảm nghèo bền vững, việc chọn cây gì, con gì cho phù hợp không phải là vấn đề then chốt, mà quan trọng là chính người dân ở địa phương.
Đã có cây và con chủ lực
Ở vùng đồi Hương Thủy, sản xuất nông – lâm nghiệp đang là ngành kinh tế chủ đạo, với ưu thế vượt trội của sản xuất lâm nghiệp, chiếm 82% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất khoảng 20 ngàn ha, chiếm 52% diện tích tự nhiên và chiếm 63% đất lâm nghiệp. Với chu kỳ 6-7 năm, nếu thâm canh có thể cho năng suất lên đến 15m3/ năm (hiện đạt 10m3/năm), trong khi tiềm năng có thế đạt đến 15-20m3/năm, cho thu nhập 10 triệu đồng/năm. Trồng trọt trong vùng dù không là thế mạnh, diện tích chỉ chiếm 5% nhưng đảm bảo được an ninh lương thực nhất là thể hiện được nét riêng độc đáo với đặc sản thanh trà Dương Hòa, Thủy Bằng, chè Tuần thơm ngon... Vùng đồi Hương Thủy hiện có khoảng 100ha thanh trà dọc theo những dải đất được phù sa bồi đắp hằng năm ven dòng Tả Trạch thuộc xã Dương Hòa và Thủy Bằng, chiếm 10% diện tích thanh trà toàn tỉnh: Cây thanh trà cho giá trị kinh tế cao vượt trội so với các loại cây khác, bình quân 50 - 60 triệu đồng/ha/năm. Trong ngành chăn nuôi, những năm qua, vùng đồi Hương Thủy đã có chuyển biến nhưng lại chưa có sự đồng nhất giữa các vật nuôi của của xã, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Riêng đàn lợn vẫn giữ được sự ổn định và gia cầm (đặc biệt là giống gà ta thả vườn) lại tăng mạnh, chất lượng sản phẩm được đánh giá cao.
![]() |
Đậu xanh vùng gò đồi |
Chính từ những yếu tố trên, Hương Thủy tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất của các cây trồng vật nuôi như: keo lai, thanh trà, chè, lợn và gà ta. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý hơn, có hiệu quả hơn theo hướng tập trung, thâm canh và an toàn sinh học. Mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất rau đậu, chè tiêu, tre và lồ ô. Chuyển đổi một số diện tích keo lai sang cao su. Theo đó, Hương Thủy sẽ trồng mới 250 ha cao su, 55 ha tiêu, 120 ha tre, nứa, lồ ô, 15 ha chè. Riêng thanh trà, chỉ cần giữ ổn định 100 ha nhưng tập trung thâm canh, cải tạo vườn và sản xuất theo hướng hàng hóa. Về chăn nuôi, thị xã đẩy mạnh phát triển tăng đàn, cả gia súc và gia cầm, phát triển thủy sản nuôi trên các ao hồ và diện tích lúa kém hiệu quả kết hợp nuôi cá lồng trên sông. Củng cố 26 trang trại, gia trại hiện có, phát triển thêm 164 trang trại, gia trại và tăng thu nhập đạt 1,5 lần so với hiện nay.
Quan trọng là phải “sống” được
Chủ thể của đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi các xã nông thôn mới chính là các hộ dân tại địa phương, các chủ trang trại, gia trại và các HTX sau này, nếu có. Mục tiêu của chúng tôi là căn cứ đầy đủ các yếu tố liên quan để chuyển dịch cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao theo các mô hình thực nghiệm để người dân đồng thuận và áp dụng chúng”. Ông Phan Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, cho biết. Với đề án thị xã đang xây dựng, điều quan trọng là nó phải “sống” được với thực tế, phải là đòn bẩy bền sức cho vùng gò đồi này.
Sản xuất lâm nghiệp đang là ngành kinh tế chủ lực của vùng gò đồi. Nhưng nay, đất rừng sản xuất của thị xã đã được giao cho nhiều chủ sở hữu ngoài địa phương quản lý, trong khi người dân địa phương chiếm khoảng 20%, thậm chí còn có thể thấp hơn. Người dân phụ thuộc vào rừng chỉ có thu nhập từ việc làm thuê công nhật. Làm sao để giao đất, giao rừng cho người dân địa phương một cách hợp lý, khuyến khích họ tự vươn lên làm giàu trên đất rừng được sở hữu theo định hướng kinh tế chung của toàn vùng, là vấn đề đầu tiên mà thị xã Hương Thủy đã và đang nỗ lực tìm cách tháo gỡ. Thứ hai, lượng lao động nông nghiệp trong vùng lớn, tỉ lệ hộ nghèo lại cao nên khả năng vốn cũng hạn chế... là cái khó tiếp theo của Hương Thủy khi huy động sức dân cùng triển khai các giải pháp thoát nghèo. Thứ ba, cân bằng được mối quan hệ cung – cầu để tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm nông nghiệp, là vấn đề mà Hương Thủy cũng đang rất quan tâm. Ngành nông nghiệp chỉ có thể giúp dân biết cây gì đứng được trên đất đồi Hương Thủy và cho năng suất cao, còn ngành kinh tế và các nhà quản lý mới là người định hướng cho dân biết cách làm chủ đất vườn của mình bằng những loại cây, con vật mà thị trường có nhu cầu.
Cũng chính vì “mở đường” để gò đồi Hương Thủy gần hơn với các vùng lân cận, nên ông Phan Văn Thông, Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy đề nghị: “Cần phải chú trọng thêm ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ để thúc đẩy ngành nông – lâm phát triển. Làm được việc này, chúng ta có thể chủ động khâu tiêu thụ sản phẩm cho người dân, cũng là cho mình thêm thế chân kiềng để là động lực cho vùng gò đồi”. Với đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi các xã nông thôn mới, Hương Thủy đang quyết tâm cao với mục tiêu giảm hộ nghèo vùng này xuống dưới 5% năm 2015 và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn mới; đồng thời, chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp từ 45% xuống còn 35% vào năm 2015.
- Tập trung hoàn thiện các khâu để triển khai dự án “Huế - đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (04/03)
- Nỗ lực để UNESCO công nhận Huế là thành phố sáng tạo (04/03)
- Vinh Mỹ trồng thành công khoai mài (04/03)
- MediaTek công bố chip SoC MT9638 dành cho TV 4K (04/03)
- Samsung đưa công nghệ Micro LED vào TV truyền thống (04/03)
- Thả hơn 41 ngàn con cá giống xuống sông Hương (04/03)
- Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây (04/03)
- Xây dựng A Lưới ngày càng giàu, đẹp (03/03)
-
Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó
- Thông báo bán xe ô tô 47 chỗ ngồi
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Nếu biết phát huy, nghề kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
- Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
- Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- CPI tháng 2/2021 có mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây
- Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
- Kêu gọi doanh nghiệp vào Cụm công nghiệp An Hòa
- Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
-
Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện
-
“Giấc mơ” công nghệ số