ClockThứ Tư, 03/10/2018 13:52

Tìm lại chùa Khoai

TTH - Trên mảnh đất rộng vài ha um tùm, chúng tôi tìm được chiếc giếng cổ. Nghe kể giếng trước đây được dùng cho sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh và tưới khoai trồng trên mảnh đất cạnh đó. Những người đầu tiên đến đây kể lại rằng họ nghe nơi đây có một ngôi chùa đã bị san phẳng, tương truyền có tên là chùa Khoai.

Ông Trần Đình Hậu bên cạnh chiếc giếng chùa Khoai

Nền đất trồng khoai nuôi cách mạng

Thấy chúng tôi chăm chú quan sát chiếc giếng ông Trần Đình Hậu (52 tuổi), nhà phía đối diện kể: “Giếng này được gọi là giếng chùa Khoai, nước ngọt và mát lắm. Nghe mẹ tôi kể, ông ngoại ngày trước trồng khoai nhờ nước của giếng này”. 

 Ông Hậu cho biết, ông ngoại của mình là Phạm Ngọc Em (còn gọi là Phạm Em) sinh năm 1908, một trong những hộ dân đầu tiên đến cư ngụ ở khu vực cạnh chùa Khoai. “Mảnh đất này khi ông ngoại tôi đến chỉ toàn cỏ mọc với những gạch vồ, đá táng và chiếc giếng cổ được xếp bằng các phiến đá. Canh tác trên đất ấy ông tôi chỉ trồng khoai. Có điều rất lạ khoai từ, khoai tía trồng trên đất sỏi lại xanh tốt”, ông Hậu kể.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chùa Khoai và khu vực liền kề thuộc thôn Hạ 2, phường Thủy Xuân, TP. Huế nay là vùng tranh chấp vì vậy có rất nhiều cơ sở cách mạng được hình thành từ các nhà dân. Lẩn khuất trong những nương khoai là hầm trú ẩn và vũ khí đạn dược. Nhiều cán bộ cách mạng, như đồng chí Thân Trọng Một, Bảy Khiêm (Nguyễn Đình Bảy)… đã lưu lại ở cơ sở cách mạng của ông Phạm Ngọc Em.

“Ngày 10/2/1968, ông ngoại tôi và dì là Phạm Thị Hường đã chết vì trúng bom oanh kích của Mỹ. Cũng có vài chục đội viên du kích ngã xuống ở vị trí này trong ngày hôm đó. Những mảnh bom vẫn còn trong thân cây mít đó chú”, ông Hậu dẫn chúng tôi đến cạnh gốc cây và kể. Mẹ ông Hậu là chị cả cùng bốn chị em gái khác may mắn thoát chết nhưng có người bị thương trong sự kiện ngày hôm đó. Hai hố bom sau 50 năm đã được phủ kín bởi cây cỏ nhưng hình dạng vẫn không thay đổi.

Cùng với gia đình ông Võ Đăng Thụ (đã mất), Phạm Ngọc Lớn…, gia đình ông Trần Đình Hậu cư ngụ ở vùng đất này đã 3 đời nhưng khi được hỏi về tên gọi của ngôi chùa họ chỉ cho biết ông cha gọi đó là chùa Khoai. “Một số nhà nghiên cứu lên đây khi được tôi dẫn đi thăm đều nói đây là chùa Khoai vì ngày xưa vùng này có chợ khoai rất lớn của làng Dương Xuân”, ông Hậu kể.

Ngôi đại tùng lâm thời Nguyễn

Tìm trong sử liệu, chùa Khoai được nhắc đến gần nhất qua cuộc nổi dậy Chày Vôi diễn ra dưới thời vua Tự Đức (1866) do Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Tư Trực và sư Nguyễn Văn Quý tổ chức. Cuộc nổi dậy thất bại, chùa Khoai bị xóa sổ và không được đề cập trong sử sách triều Nguyễn kể từ ngày đó. Những dấu tích liên quan đến ngôi chùa đều bị di dời, đổi tên… duy chỉ còn mỗi chiếc giếng chùa.

Thực tế, chùa Khoai là tên gọi mà dân gian đặt cho ngôi chùa do sư Nguyễn Văn Quý trú trì sau sự kiện nổi dậy Chày Vôi. Sự thật đây là ngôi đại tùng lâm dưới thời các chúa Nguyễn, bắt đầu hiện diện từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725).

Đại đức Thích Không Nhiên (chùa Hải Đức, TP.Huế) cho biết: “Chùa Khoai còn có tên gọi khác là chùa Thiên Phúc, chùa Pháp Vân, được bà Trần Thị Thiên có chồng là Cai đội Phổ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu người vùng Dương Xuân, xứ Thuận Hóa xây dựng và cúng tiến cho Hòa thượng Phật Thanh Huyền Khê thuộc dòng thiền Lâm Tế thứ 35. Ngôi chùa này thuộc hàng quan tự trực thuộc phủ chúa, có liên quan đến tôn thất nhà Nguyễn nên như bao ngôi cổ tự khác nó bị điêu tàn dưới thời Tây Sơn”.

Dấu tích khẳng định chùa Thiên Phước (Pháp Vân, chùa Khoai) là một ngôi đại danh lam ở vùng đồi Dương Xuân – Thuận Hóa dưới thời chúa Nguyễn vì nơi đây đã quy tụ nhiều danh tăng với đông đảo tăng chúng tu học; ruộng đất chùa có đến 47 mẫu gồm cả quan điền và tự điền. Sau thời Tây Sơn bị hủy hoại, chùa được Hòa thượng Tế Bổn Viên Thường cho xây dựng, trùng tu lại dưới thời vua Minh Mạng và tổ chức Đại giới đàn truyền pháp vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843).

Một vùng cỏ mọc ngút ngàn và dấu tích của ngôi chùa bị lưu tán như hiện nay nói lên nhiều biến động của ngôi cổ tự này. Ngay cả cái tên cũng nhiều phen thay đổi. Hơn 100 năm biến thành bình địa, năm 2009 UBND tỉnh có Quyết định số 885/QĐ-UBND về việc thu hồi diện tích 12.820,4m2 tọa lạc tại thôn Hạ 2, xã Thủy Xuân (nay là phường Thủy Xuân), TP. Huế để bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án xây dựng chùa Khoai. Đây là một chủ trương đúng của chính quyền, chỉ tiếc do chậm thực hiện dự án nên Quyết định trên đã bị hủy bỏ ngày 12/4/2018 theo quy định hiện hành của Luật Đất đai.

Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung quanh việc chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Nguyễn Thị Minh Tâm với vợ chồng ông Nguyễn Đắc Quốc Nhật:
Nếu tranh chấp, có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác

“Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa bà Nguyễn Thị Minh Tâm với vợ chồng ông Nguyễn Đắc Quốc Nhật là một quan hệ pháp luật tranh chấp khác, nếu có tranh chấp thì có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”. Đó là trả lời của Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) TX. Hương Thủy - Mai Văn Phú tại Công văn số 04/CV-TA ngày 2/1/2024.

Nếu tranh chấp, có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác
Tìm lại ánh sáng

Trong 10 năm qua, hàng nghìn người cao tuổi (NCT) đã tìm lại được ánh sáng từ chương trình “Mắt sáng cho NCT” do Hội NCT và Bệnh viện (BV) Mắt Huế phối hợp triển khai.

Tìm lại ánh sáng
XUNG QUANH ĐƠN TỐ CÁO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PCCC CHIẾN HỮU, UBND HUYỆN A LƯỚI:
Nội dung phản ánh trong đơn tố cáo là không đúng sự thật

Báo Thừa Thiên Huế vừa nhận được trả lời của UBND huyện A Lưới về đơn tố cáo một DN thi công gian dối các công trình PCCC ở các trường học trên địa bàn huyện A Lưới vào năm 2019, gây tổn thất tiền bạc của Nhà nước và Nhân dân; đồng thời đem lại nguy hiểm cho các cháu khi có sự cố xảy ra.

Nội dung phản ánh trong đơn tố cáo là không đúng sự thật
Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình

5 năm qua, công tác hội và phong trào nông dân toàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận. Nhiệm kỳ mới, Hội Nông dân (HND) tỉnh đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng và nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhằm góp phần cùng với toàn tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Về những kết quả nổi bật của công tác hội và phong trào nông dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá:

Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình
Hoàng Đăng Khanh tìm lại Đà Lạt trong ký ức

Đà Lạt là vùng đất, nơi chốn u hoài thơ mộng và suối nguồn chất liệu cho những người cầm cọ dù họ là ai, người bản xứ hay lữ khách. Đà Lạt trong nét vẽ Hoàng Đăng Khanh cũng thế, có khác chăng đó là những hoài niệm, ký ức.

Hoàng Đăng Khanh tìm lại Đà Lạt trong ký ức

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top