Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Tìm sự hài hòa giữa các lợi ích
TTH - “Cơ bản nhất trí với chủ trương của tỉnh, nhưng chúng tôi cần biết rõ ai là chủ đầu tư, chúng tôi được đền bù bao nhiêu nếu ở lại hoặc đến nơi ở mới?”. Đó là thắc mắc của hầu hết những hộ dân tại buổi công bố điều chỉnh quy hoạch chung cư Đống Đa, do Trung tâm Phát triển quỹ đất Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì.
Bức thiết
Chỉnh trang chung cư Đống Đa để tạo sự đồng bộ khi trục đường Đống Đa rộng 36m hoàn thành vào năm 2014 là việc làm bức thiết, vừa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cũng như chủ trương xây dựng TP Huế hiện đại, xứng tầm đô thị trung tâm.
![]() |
Chung cư Đống Đa đã cũ kỹ, lạc hậu |
Đây cũng là vấn đề nhạy cảm, bởi vậy mà không khó hiểu khi chủ trương đã có từ cách đây hơn 5 năm, nhưng vẫn giẫm chân tại chỗ. Còn nhớ, khoảng từ năm 2008-2009, tỉnh giao đơn vị đầu tư là Công ty CP Xây lắp nghiên cứu để triển khai dự án chỉnh trang. Bắt tay tổ chức họp dân để lấy ý kiến đã thất bại, bởi lợi ích của người dân, doanh nghiệp chưa gặp nhau. Từ đó đến nay, có nhiều văn bản, thông báo, điều tra, khảo sát... nhưng tình hình vẫn chưa sáng hơn.
Theo quy hoạch điều chỉnh ban hành ngày 2/8/2013 của UBND tỉnh, chung cư Đống Đa có chiều cao từ 7-21 tầng, thay vì 7-15 tầng như trước đây. Theo đó, khi mở rộng đường Đống Đa, Võ Văn Tần, diện tích chung cư Đống Đa bị thu hẹp còn 8.664m2, giảm hơn 1.000m2 so với trước. Mục đích sử dụng cũng được điều chỉnh là đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Diện tích mỗi căn hộ để ở không nhỏ hơn 30m2 và 45m2 đối với những căn hộ dùng để kinh doanh. Đợt 1, chỉ chỉnh trang 3 dãy nhà A, B và C, với 161 hộ. Sau đó sẽ rút kinh nghiệm và thực hiện các đợt chỉnh trang tiếp theo ở các dãy nhà còn lại. |
Nhiều lần tiếp xúc với cư dân khu tập thể Đống Đa, chúng tôi thấy có điểm đồng nhất về nguyện vọng là mong muốn có nhà mới, hiện đại, thoáng đãng, sạch sẽ hơn.
Thế nhưng, việc cụ thể hóa chủ trương xem chừng rất khó, bởi còn quá nhiều vướng mắc. Trong đó, làm thế nào để vừa đảm bảo lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp, Nhà nước là vấn đề khó, mà bấy lâu nay, các ban ngành chức năng dù đã vào cuộc vẫn chưa thể tìm được giải pháp hợp lý.
Chúng tôi đến Sở Xây dựng, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra, khảo sát..., làm mọi thủ tục liên quan để thực hiện chủ trương giải tỏa để chỉnh trang. Nhìn chồng hồ sơ dày hơn 2 gang tay, mới thấy chung cư Đống Đa tốn không ít giấy mực, bút ký của các cấp, lãnh đạo. “Như vậy cũng chẳng ăn nhằm gì, sắp tới sẽ có thêm nhiều chồng hồ sơ nữa”, ông Trần Kiêm Hòa, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản vừa tìm các văn bản liên quan, vừa nói.
Cũng chính vì tính chất phức tạp, nhạy cảm, nên mới đây, tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quy hoạch điều chỉnh và lấy ý kiến nhân dân, trước khi Sở Xây dựng tham mưu, thẩm tra năng lực nhà thầu để tỉnh lựa chọn, đàm phán.
Nhiều việc phải làm
Nhìn bằng mắt, ai cũng có thể thấy sự lỗi thời của chung cư Đống Đa. Đi sâu vào bên trong càng lộ rõ sự cũ kỹ, xuống cấp. Cầu thang nhỏ hẹp, nhà để xe chật chội, hệ thống điện chằng chịt, công năng không đáp ứng, diện tích mỗi phòng nhỏ... Việc chỉnh trang, xây mới là cần thiết và rất nhiều cư dân sống ở đây đều đồng tình với chủ trương của tỉnh. Thế nhưng, tại sao bấy lâu nay chủ trương này không thực hiện được? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
![]() |
Người dân nêu nguyện vọng, thắc mắc tại buổi công bố quy hoạch điều chỉnh |
Bà Đinh Thị Búp, sống ở dãy nhà A nói: “Chúng tôi có người đã đổ xương máu cho hai cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Người ít cũng tham gia một cuộc chiến tranh. Khi về tuổi nghỉ hưu, không có thu nhập nào khác ngoài lương hưu. Nếu chỉnh trang mà bắt dân phải bù tiền thì chúng tôi biết lấy đâu ra?”.
Cùng suy nghĩ, ông Lương Ngọc Trọng bày tỏ: “Tôi nằm vùng 8 năm, có phần thân thể để lại nơi chiến trường. Nay được Nhà nước cấp 24m2 để ở. Cả nhà chen chúc nhau, tuy chật chội, nhưng nếu giải tỏa, tái định cư, phải bỏ thêm tiền để mua lại căn hộ mới thì rất khó”.
Một số hộ dân khi xem quy hoạch còn bày tỏ nguyện vọng, như chị Đoàn Thị Lâm, ông Lê Thúc Quảng, Nguyễn Viết Đáo... ở số lượng tầng và quy mô chung cư. Theo các hộ dân, đa phần là cán bộ hưu trí, nhiều người tuổi cao sức yếu, nếu xây quá cao tầng, bình thường sử dụng thang máy, nếu cắt điện, thì việc đi lại sẽ rất khó khăn. Người dân kiến nghị nên xây từ 7-9 tầng là vừa. Mật độ xây dựng quy định 55%, cũng cần xem xét lại nếu không sẽ lãng phí khu đất vàng.
Ông Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết, tỉnh đang thu thập ý kiến của người dân để ban hành các khung chính sách giải tỏa, đền bù phù hợp. Theo Nghị quyết 34 của Chính phủ, người dân có 2 lựa chọn: Nhận tiền đền bù để đến nơi ở mới, hoặc nhận lại căn hộ nơi ở cũ sau khi chỉnh trang, theo kiểu căn hộ đổi căn hộ. Với phương án 2, người dân được xem xét tăng thêm 10% diện tích. Song, theo các hộ dân, tăng 10% quá ít, bởi nếu như trước đây diện tích căn hộ 30m2, sau khi chỉnh trang diện tích căn hộ chỉ 33m2. Người dân kiến nghị tỉnh cần quan tâm phần tăng thêm diện tích để người dân có căn hộ phù hợp với nhu cầu, ít nhất mỗi căn hộ phải có diện tích 50m2. Đối với phương án 1, người dân mong muốn sớm biết giá trị đền bù được bao nhiều để tính chuyện đi hay ở. Song, tất cả những vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Tú, còn chờ tỉnh sau khi hoàn tất tất cả các thủ tục sẽ có câu trả lời cụ thể cho các hộ dân.
Bài, ảnh: Tâm Huệ
- Nhà chung cư phải có chỗ đỗ xe cho người khuyết tật (14/04)
- Chuyển đổi số là yêu cầu (14/04)
- Quy định sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty (14/04)
- Trồng cây xanh bền vững (14/04)
- Không để dự án chậm tiến độ vì dây dưa bàn giao mặt bằng (13/04)
- Bến xe Huế tăng cường hàng trăm xe phục vụ khách trong dịp lễ 30/4 (13/04)
- Đảm bảo cơ sở hạ tầng để đón đầu nhà đầu tư lớn, có thương hiệu (13/04)
- Vietnam Airlines “tăng tốc” chu kỳ thay đổi suất ăn trên không (13/04)
-
Trồng cây xanh bền vững
- Vietnam Airlines “tăng tốc” chu kỳ thay đổi suất ăn trên không
- Hơn 15 làng nghề đăng ký tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2021
- Vietnam Airlines Group: Mở bán 200.000 vé máy bay với giá chỉ 99.000 đồng/chiều
- Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19
- Phấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025
- Di dời, hạ giải nhà máy xi măng Long Thọ
- Giảm nghèo bền vững: Trao cần câu hơn trao con cá - Bài 1: Câu chuyện từ nhận thức
- Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ
- Ảnh hưởng do dịch Covid-19, doanh nghiệp mong sự hỗ trợ trực tiếp
-
Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - bài 2: Giải pháp hài hòa quyền lợi, phát triển bền vững
- Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dân
- Điểm nhấn đô thị sinh thái
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro
- Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19
- Chờ cảng biển mới
- Giữ dòng Hương sạch đẹp
- Phấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025
- Doanh nghiệp kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ mới