ClockThứ Năm, 16/03/2017 08:33

Tìm thấy hoá thạch 1,6 tỷ năm tuổi ở Ấn Độ

TTH - Các nhà khoa học vừa tìm thấy một cặp hóa thạch 1,6 tỷ năm tuổi có chứa tảo đỏ trong các lớp đá trầm tích ở Chitrakoot, trung tâm Ấn Độ. Theo phân tích, đây có thể là sinh vật có sự sống lâu đời nhất được phát hiện trên Trái đất.

Theo tạp chí PLOS Biology, cho đến nay, loại sinh vật được biết đến lâu đời nhất là hóa thạch tảo đỏ 1,2 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở Bắc Cực.

Bức ảnh chụp X-quang hoá thạch 1,6 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học thường có nhiều tranh cãi với câu hỏi sự sống phức tạp bắt đầu trên Trái đất từ khi nào, và phần đông nhất trí với quan điểm, các sinh vật đa bào lớn xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm.

Tuy nhiên, giáo sư về khoa học cổ đại Stefan Bengtson tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thuỵ Điển cho rằng, phát hiện mới này có thể khiến các chuyên gia phải viết lại lịch sử về sự sống của cây cối. “Thời điểm cuộc sống có thể được nhìn thấy dường như bắt đầu sớm hơn chúng tôi nghĩ”, ông nhận định.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

Ấn Độ có thể “thúc đẩy đáng kể” quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top