ClockThứ Hai, 04/07/2016 13:27

Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực

Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cơ cấu tín dụng cũng tích cực.

Thông tin mới nhất từ Vụ Tín dụng các Ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khá đều qua các tháng và là năm thứ 2 liên tiếp có tăng trưởng dương từ đầu năm. Trong đó, tăng chủ yếu ở tín dụng đồng Việt Nam, trong khi dư nợ ngoại tệ vẫn tiếp tục giảm.

(Ảnh minh họa: KT)

Cụ thể, tính đến ngày 24/6/2016, tín dụng nền kinh tế tăng 6,82% so với cuối năm 2015 và tăng cao hơn so với cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2015 tăng 6,37%). Tín dụng bằng đồng Việt Nam tăng 8,11% so với cuối năm 2015, tăng 22,95% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 90,8% tổng tín dụng nền kinh tế. Trong khi đó, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 4,64% so với cuối năm 2015.

Ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các Ngành kinh tế, NHNN cho biết, xu hướng này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và định hướng điều hành của NHNN khi hoạt động sản xuất - kinh doanh đang được cải thiện và chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa.

Cơ cấu tín dụng cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là 5 lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6 tháng đầu năm, ngành Ngân hàng đã cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1.029.792 tỷ đồng, tăng 2,62%, chiếm tỷ trọng 20,1% tổng dư nợ nền kinh tế.

Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đến cuối tháng 6/2016 ước đạt 886.000 tỷ đồng, tăng 4,98% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng khoảng 18% tổng dư nợ nền kinh tế.

Dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tăng so với cuối năm 2015, gồm: xuất khẩu, công nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2016, NHNN định hướng dư nợ tín dụng tăng khoảng 18-20% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế phục vụ cho tăng trưởng kinh tế theo chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top