ClockThứ Bảy, 19/05/2018 05:45

Tình cảm của Bác qua những bức thư

TTH - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bác Hồ luôn dành những tình cảm đặc biệt đối với đồng bào, chiến sĩ, quân và dân trong tỉnh. Những tình cảm đó được thể hiện qua từng bức thư của Bác.

Tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ IV, năm 2018Học Bác từ những điều bình dịKhen thưởng các tập thể và cá nhân đi đầu trong học tập làm theo BácTriển khai học tập chuyên đề năm 2018 về học BácHướng về cơ sở, kịp thời phát hiện, nhân rộng những điển hình tiên tiến về học Bác

Anh Lê Văn Hà, Trưởng phòng Tuyên truyền hướng dẫn chỉ cho các sinh viên thực tập và các em học sinh về bức thư Bác Hồ khen ngợi cán bộ, chiến sĩ đã thắng trận ở Phú Vang

Tháng 5 về, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh đón nhiều lượt khách đến thăm và viếng Bác. Trong vô số những kỷ vật, hình ảnh về Bác được trưng bày tại bảo tàng, nhiều người vô cùng xúc động trước những bức thư mà Bác gửi cho quân và dân trong tỉnh.

Lật dở những bức thư của Bác, anh Lê Văn Hà, Trưởng phòng Tuyên truyền hướng dẫn, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh cho biết: “Mỗi bức thư không chỉ thể hiện giá trị to lớn mà Người để lại, mà còn là động lực để quân và dân toàn tỉnh vượt qua thử thách, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”.

Tháng 3/1951, sau khi quân và dân Huế bẻ gãy trận càn lớn của địch và giành thắng lợi ở Thanh Hương, Bác gửi thư khen ngợi và dặn dò: “Tôi thân ái gửi lời khen ngợi bộ đội và đồng bào Bình - Trị - Thiên đánh một trận khá. Thắng lợi ấy là do sự anh dũng của bộ đội, lòng hăng hái của toàn dân và sự đoàn kết của quân dân chính. Nhưng quân và dân ta chớ vì thắng lợi mà chủ quan khinh địch…”.

Bà Hoàng Thị Nở, trú tại kiệt 131, đường Bà Triệu, phường Phú Hội (TP. Huế) – một trong những thành viên của Tiểu đội 11 cô gái sông Hương chia sẻ: “Đêm 30 Tết năm 1968, Tiểu đội 11 cô gái sông Hương chia làm 3 tổ, dẫn 3 cánh quân vào TP. Huế. Trong 26 ngày đêm chiến đấu trong thành phố, tiểu đội của chúng tôi đã tiêu diệt một tiểu đoàn lính Mỹ, thu được nhiều vũ khí, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và tặng bài thơ: “Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường/Bác khen các cháu dân quân gái/Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương”. Đây thực sự là món quà lớn trong lòng mỗi chúng tôi”.

Với những thắng lợi trong cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, Nhân dân Thừa Thiên Huế được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu “Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” và nhận được thư khen ngợi của Hồ Chủ tịch. “Bác rất vui mừng vừa qua Huế đã đánh giỏi, công tác giỏi thu được nhiều thắng lợi to lớn hơn. Đến nay, trước tình hình và nhiệm vụ mới, các cô, các chú có quyết tâm và hứa lập nhiều thành tích mới, to lớn hơn, cho nên Bác càng vui lòng. Nhân đây Bác dặn thêm các cô, các chú mấy điểm: Khi thắng lợi chớ kiêu căng, khi tạm thời khó khăn, quyết không nản chí. Luôn luôn nắm vững đường lối giai cấp cách mạng trong mọi công tác quân sự cũng như chính trị, ở thành thị cũng như nông thôn. Ra sức phát huy ưu điểm và sáng kiến, kịp thời rút kinh nghiệm quyết tâm tiêu diệt địch, đoàn kết bảo vệ Nhân dân, xây dựng và phát triển vững chắc các lực lượng cách mạng để bảo đảm càng đánh càng thắng, càng thắng càng mạnh”- thư Bác viết.

“Chiến tranh đã lùi xa, nhưng khi đọc lại những lá thư, lời căn dặn của Bác đối với bao thế hệ cán bộ, đảng viên, quân và dân trong tỉnh, chúng tôi càng thêm tự hào, trân quý. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao bảo quản, tuyên truyền những nội dung các bức thư của Bác để đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân hiểu hơn về những giá trị mà Người đã để lại. Từ đó, xây dựng tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao”, bà Lê Thùy Chi, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh tâm sự.

Bài, ảnh: Anh Phong – Lê Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Trang bị thêm kỹ năng, kiến thức cho cán bộ phụ nữ các cấp

Chiều 26/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố tổ chức tập huấn cho đội ngũ Ủy viên Ban chấp hành (UVBCH) Hội LHPN thành phố và UVBCH của 40 đơn vị cơ sở trực thuộc với sự tham gia của gần 160 thành viên.

Trang bị thêm kỹ năng, kiến thức cho cán bộ phụ nữ các cấp
Lan tỏa những tấm gương học Bác

Cuộc thi viết về gương sáng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, do Huyện ủy Phú Vang phát động, là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, thu hút sự hưởng ứng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, Nhân dân trên địa bàn.

Lan tỏa những tấm gương học Bác
Đong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”

Trong chuỗi hoạt động tri ân của Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân, “Bữa cơm tri ân” là cách thể hiện và bồi đắp thêm tình cảm gắn bó giữa lực lượng BĐBP; tuổi trẻ trên địa bàn và thế hệ đi trước, từng mang áo lính.

Đong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”
Return to top