ClockThứ Ba, 21/08/2018 06:45

Tinh gọn và cải cách giáo dục nghề nghiệp

TTH - Hoạt động dàn trải, chưa hiệu quả, chưa đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động… đặt ra yêu cầu phải sắp xếp, cải cách mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.

Người trẻ kén học ở trung tâmTự làm thiết bị dạy nghềTái cấu trúc cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng giảm đầu mốiThay đổi cách đào tạo nghề

 Đào tạo nghề sẽ hướng đến những ngành nghề yêu cầu chất lượng lao động cao

Dàn trải

Cuối năm 2017, toàn tỉnh có trên 200 nghề được đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), gồm nhóm nghề kỹ thuật, công nghiệp, xây dựng, giao thông, tin học, dịch vụ, du lịch, văn hóa nghệ thuật…

Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, quy mô tuyển sinh giai đoạn 2013-2017 tuy đạt mục tiêu đề ra nhưng cơ cấu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm trên 55%). Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các địa phương chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội; tuyển sinh GDNN khó khăn, đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc độc hại, ngành nghề năng khiếu. Đào tạo nghề chất lượng cao như nghề trọng điểm, trường nghề chất lượng cao và thí điểm đào tạo nghề cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài còn chậm.

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cho rằng: “Công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS tham gia học nghề có tăng nhưng vẫn còn thấp. Chương trình, giáo trình đào tạo còn nhiều nội dung mang tính hình thức. Cách tiếp cận phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, chú trọng đến năng lực chưa triển khai hiệu quả. Các nội dung giảng dạy kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp trong chương trình đào tạo chưa được chú trọng”.

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ được sắp xếp theo hướng giảm đầu mối

Việc phát triển nhanh các cơ sở GDNN cũng như sự trùng lắp các ngành nghề đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề và cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đã giảm đáng kể số lượng học sinh, sinh viên vào học các trường nghề. Có những cơ sở đào tạo nghề đặc thù nhiều năm liền không tuyển đủ thí sinh, hoạt động không hiệu quả…

Giảm đầu mối

Theo đề án mạng lưới cơ sở GDNN của tỉnh giai đoạn 2018-2025 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, sẽ tái cấu trúc mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh. Các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo đa cấp trình độ, đa ngành nghề; tăng cường liên kết với các cơ sở giáo dục đào tạo uy tín trong và ngoài nước ở một số ngành nghề yêu cầu chất lượng lao động cao mà các cơ sở GDNN trong tỉnh chưa đáp ứng.

Đối với các trường trung cấp đào tạo các ngành, nghề không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động sẽ xem xét giải thể hoặc sáp nhập. Đồng thời, có lộ trình chuyển chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện, thị xã, thành phố về cho các trường THCS và THPT thực hiện việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp.

Trong giai đoạn 2018-2020, đối với cơ sở GDNN, sáp nhập Trường trung cấp nghề Quảng Điền vào Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, sáp nhập Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật vào Học viện Âm nhạc Huế hoặc Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, giải thể Trường trung cấp Thể dục - Thể thao, thành lập Trung tâm đào tạo năng khiếu thể dục thể thao. Đối với cơ sở có hoạt động GDNN sẽ sáp nhập hoặc giải thể Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên và Trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh…

Ông Tuấn cho hay, việc sắp xếp theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý cả về trình độ và ngành nghề đào tạo, gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và thị trường lao động nhằm hình thành mạng lưới cơ sở GDNN chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo.

Khi sắp xếp lại hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, sẽ có sự xáo trộn lớn. Hiện, vẫn có nhiều ý kiến trái ngược nhau cần bàn bạc, nghiên cứu kỹ để chọn phương án tối ưu. Tuy nhiên, đây là việc phải làm để hoạt động đào tạo nghề tinh gọn và hiệu quả hơn theo tinh thần, chủ trương của Nghị quyết Trung ương 6 và 7. Một đại diện từ Hội Nông dân tỉnh cho rằng: “Chúng ta phải chấp nhận và mạnh dạn làm. Tuy nhiên, cần đánh giá lại thực trạng các cơ sở đào tạo nghề và định hướng thời gian tới tỉnh cần những ngành nghề gì phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, những ngành nghề gì phải đào tạo trong và ngoài công lập, có thể bây giờ ngành nghề này không cần nhưng vài năm sau bắt buộc phải có, từ đó nghiên cứu để sắp xếp hợp lý và khoa học”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Khởi công Trung tâm đào tạo thực hành nghề du lịch

Sáng 21/1, Trường cao đẳng Du lịch Huế phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ khởi công công trình “Đầu tư xây dựng Trung tâm Đào tạo Thực hành nghề Du lịch và chuyển đổi số trong Giáo dục nghề nghiệp”. Dự lễ khởi công có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Khởi công Trung tâm đào tạo thực hành nghề du lịch
Vì người dân phục vụ

Phòng Cảnh sát quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an tỉnh luôn xác định, cải cách hành chính là khâu đột phá tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vì người dân phục vụ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top