ClockThứ Ba, 04/01/2011 19:25

Tính hợp pháp của di chúc

TTH - * Mẹ tôi mất năm 2009, nhưng trước đó (năm 1993), bà lập di chúc (có xác nhận của UBND phường) để lại toàn bộ ngôi nhà (tài sản riêng của mẹ) cho một người chị gái của tôi. Lúc lập di chúc, do mẹ không biết chữ nên người khác soạn thảo và đọc lại di chúc cho mẹ nghe. Mẹ điểm chỉ vào di chúc trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Vậy, xin hỏi di chúc mẹ tôi lập như vậy có hợp pháp không? Những người con còn lại có quyền kiện hủy tờ di chúc nói trên được không? (Lê Thị Quýt, ở phường An Hòa, Huế)

- ThS. LS Nguyễn Văn Phước, Trưởng Văn phòng Luật sư Huế: Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với việc lập di chúc bằng văn bản mà mẹ bạn không tự viết được thì theo quy định tại điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2005, mẹ bạn có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Như vậy, di chúc mẹ bạn lập chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ không hợp pháp vì thiếu người làm chứng.

Tuy nhiên, vì thời điểm mẹ bạn lập di chúc là năm 1993 – thời điểm chưa có Bộ luật Dân sự. Vì vậy, quan hệ pháp luật này sẽ được điều chỉnh bởi Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Khoản 3, điều 14 pháp lệnh này quy định đối với trường hợp di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc UBND chứng thực: “Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ được thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước sự có mặt của người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn’’.
Theo quy định trên và đối chiếu với lời bạn kể thì trong trường hợp này, mẹ bạn tuy không đọc bản di chúc được vì không biết chữ, nhưng lại điểm chỉ được nên không bắt buộc phải có người chứng kiến. Di chúc nhờ người khác viết và đã đọc lại cho mẹ bạn nghe và mẹ bạn đã điểm chỉ vào di chúc trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương nên di chúc được coi là thể hiện ý chí, nguyện vọng của mẹ bạn sau khi qua đời. Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hình thức phù hợp với sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành. Do đó, di chúc mà mẹ bạn lập là hoàn toàn hợp pháp.
Vì di chúc hoàn toàn hợp pháp và đã phát sinh hiệu lực (kể từ thời điểm người để lại di sản qua đời) nên những người con còn lại của mẹ bạn không có quyền kiện hủy tờ di chúc nói trên.
      Bùi Vĩnh (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

TIN MỚI

Return to top