ClockThứ Ba, 12/11/2019 13:30

Tình người lan tỏa

TTH - Thông qua mô hình “Tủ áo quần tình thương”, “Bánh mì tình thương”…, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Vinh Giang (Phú Lộc) đang “tiếp lửa” để tình yêu thương lan tỏa trong cộng đồng.

Giúp nhau mua bảo hiểm y tếTrao sinh kế, tạo động lực phát triển kinh tếChị Cam thu gom rác

Người dân chọn đồ tại "Tủ áo quần tình thương"

Ra mắt hơn 2 tháng nay, “Tủ áo quần tình thương” của Hội LHPN xã Vinh Giang rất đông người ra vào. Đó không chỉ là những hội viên nghèo đến lựa cho các con bộ đồ ấm khi trời bắt đầu chuyển lạnh, mà còn là những chị đã cất công lựa trong tủ quần áo nhà mình những bộ đồ tuy đã sử dụng nhưng vẫn còn bền đẹp để ủng hộ.

Chị Nguyễn Thị Khánh cho biết: “Tôi biết tủ áo quần này trên mạng xã hội facebook. Thấy đây là cách làm rất nhân văn và muốn ủng hộ, nên tôi đã lựa chọn quần áo của hai con trai tôi để quyên góp. Đây là những bộ quần áo còn khá mới, trong đó có những bộ còn chưa sử dụng”.

“Trong quá trình về cơ sở, tôi chứng kiến nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để mua sắm quần áo mới cho bản thân và các con. Trong khi đó, không ít gia đình có nhiều quần áo và đồ dùng tuy đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt thì lại bỏ đi. Ý tưởng quyên góp để chia sẻ được bắt đầu từ đó”,  chị Nguyễn Thị Ý, Chủ tịch Hội LHPN xã Vinh Giang cho biết.

Chia sẻ trăn trở của mình, chị Ý được chị em trong Ban Chấp hành Hội LHPN xã nhiệt tình ủng hộ. Các chị nhanh chóng vận động hội viên, người dân đóng góp quần áo cũ của người thân và bạn bè từ nhiều nơi. Số áo quần này, được các chị phân loại, giặt ủi và treo lên cẩn thận thành gian hàng. Nhiều chị tranh thủ các mối quan hệ, kết nối với các chủ xưởng may ở thành phố Hồ Chí Minh xin thêm quần áo mới.

Sau 3 tháng kết nối, thu gom và phân loại, tháng 8 vừa qua, “Tủ áo quần tình thương” của Hội LHPN xã Vinh Giang đã chính thức khai trương với hơn 300 bộ áo quần cho mọi lứa tuổi. Để tạo sự lan tỏa, thông tin về “Tủ áo quần tình thương” với thông điệp “Ai thừa ủng hộ” - “Ai thiếu đến lấy” được Hội LHPN xã Vinh Giang đăng tải trên các trang mạng xã hội.

Cũng hơn một năm nay, Hội LHPN xã Vinh Giang còn duy trì tốt mô hình “Tủ bánh mì tình thương”. Mô hình được bắt đầu từ tấm lòng thiện nguyện của chị Trần Thị Duyên, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Đơn Chế. Hàng ngày, chị Duyên là một tiểu thương buôn bán hàng tạp hóa tại chợ Vinh Giang, nhưng đến ngày rằm và mùng một hàng tháng, chị lại làm mì chay, phát miễn phí cho người dân nghèo bằng số tiền trích từ lợi nhuận buôn bán hàng ngày của mình.

 Tiếp sức cho chị Duyên, Hội LHPN xã Vinh Giang đã tuyên truyền, vận động quyên góp thêm kinh phí từ các tổ chức, đơn vị và các mạnh thường quân, đồng thời hỗ trợ thêm chị Duyên trong các khâu như mua nguyên liệu, làm nhân bánh, phát bánh mì... Từ đó, “Tủ bánh mì tình thương” dần được nhiều người biết đến, nhiều mạnh thường quân đã chung tay hỗ trợ. Mỗi tháng, “Tủ bánh mì tình thương” của phụ nữ xã Vinh Giang có 500 ổ mỳ, không chỉ dành cho những hoàn cảnh khó khăn của xã Vinh Giang mà còn chia sẻ cho những gia đình nghèo ở một số xã lân cận.

Chị Cái Thị Diệu Trang, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lộc đánh giá cao về những mô hình, cách làm của Hội LHPN xã Vinh Giang. "Thông qua các mô hình này, Hội LHPN xã Vinh Giang không những làm tốt vai trò chăm lo cho hội viên, mà còn kết nối để lan tỏa tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của mình trong thực hiện công tác hội và phong trào phụ nữ”- chị Trang nhận xét.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Return to top