ClockThứ Ba, 20/08/2019 12:04

Tình thân

TTH - Khi cơ sở chăn nuôi của chúng tôi ngưng hoạt động, chú cũng đi tìm một công việc khác. “Để phụ giúp thêm cho vợ con” là điều mà chú bảo, nhưng tôi đồ rằng, người đàn ông không mấy cao lớn ấy không quen với việc ở không. Những ngày ở cơ sở của chúng tôi, không mấy khi thấy ông ngơi việc. Hết chăm lo cho lũ heo lại loanh quanh dọn dẹp trang trại để trồng thêm đám rau, đặt thêm vài hom cây hay vác cuốc làm vệ sinh xung quanh, chặt thêm đám củi. Trang trại ở xa khu dân cư, nhưng lúc nào cũng tinh tươm vì thế.

Gia đình tuyệt vờiChuyện vợ chồng ông bà cụ ấyNhững điều tốt đẹp

Công việc lu bu rồi cũng cuốn chúng tôi vào những mối quan tâm riêng. Đôi ba lần dẫn khách đi ăn cơm Huế ở nhà hàng nơi mạn đồi mà chú làm việc, nhân viên phục vụ hay chủ nhà hàng đều nói về chú bằng một cách nói ấm áp, dù giờ làm việc của chú chỉ vào lúc sáng sớm và cuối buổi chiều. Chừng đó để tôi biết, bằng sự chăm chút và cần mẫn, chú luôn có chỗ trong lòng mọi người.

Có hôm về nhà sau buổi làm việc, tôi nghe mùi mít thơm lừng ở góc bếp, hỏi ra mới biết là chú vừa ghé cho lúc giữa sáng, cộng với một ôm chè xanh vừa cắt từ vườn nhà. Có hôm lại là một rổ măng cụt Huế vừa cữ chín. Hôm thì vài trái đu đủ hay vài nải chuối tiêu. “Ông lại mang xuống đó mẹ - con gái tôi nói – Con áy náy vì ông mang hoa quả xuống hoài nên xin gửi chút tiền mà ông không chịu nhận. Ông nói hoa trái vườn nhà, mấy đứa ưng là ông vui rồi...”.

Tôi, đôi khi thấy nhà mình thật may mắn khi có một người chú. Đương nhiên không phải vì hoa trái nhà chú luôn hiện diện trong nhà tôi theo mùa mà còn vì những lời chia sẻ, khuyên bảo ấm áp. Ngày còn ở trang trại, nể những điều chú nói mà chồng tôi cũng chừng mực hẳn khoản bia rượu. Những khi nhà có việc, khi nào chúng tôi cũng được ông bày vẽ chu đáo, thậm chí còn thay mặt gia chủ đứng ra lo đủ khoản lễ. Điều mà chú luôn nhắc, là cốt ở cái tâm mình chứ đừng bày đặt lễ bộn, vừa không đúng kiểu lại vừa lãng phí.

Hôm nọ có buổi về sớm, gặp đúng lúc chú ghé xuống nhà với một bó chè tươi, tôi ngồi nói chuyện với chú một lúc. Thấy vui vì đâu phải chuyện con gà con vịt trên nhà hay lũ heo đang chăm cho người ta mà chú còn khá thông những câu chuyện thời sự. Từ chuyện người dân bên Hộ thành hào chuẩn bị chuyển đến nơi ở mới; chuyện lũ lụt ở mạn núi phía bắc đến chuyện Đà Lạt hay Phú Quốc bị ngập lụt và xót xa chuyện rau cỏ ở Lâm Đồng bị mưa lũ vùi dập. Chú nhắc cả chuyện người dân trong xóm chú ở cũng đã bắt đầu ý thức với chuyện hạn chế chất thải nhựa và giữ gìn vệ sinh hơn, dù “ở trong một xó xã” như cách mà chú nói. Biết chú đâu có quên ai, dù có khi họ chỉ ghé trang trại hồi đó 1, 2 lần...

Hôm đó chú có ý chờ cho được vợ chồng tôi, chỉ để mời cả gia đình ghé lên nhà dự bữa giỗ ông nội của mấy đứa. “Con nhớ thu xếp lên với nhà chú nghe! Mấy đứa sẽ mừng lắm!”. Tôi nhìn ánh mắt ấm áp của chú, biết nhà mình sẽ không chối từ, vì một tình thân đã được kết nối.

Khang Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top