ClockThứ Bảy, 21/10/2017 05:56

Tinh thần khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo đã lan rộng đến cộng đồng

TTH - Chương trình (CT) “Thúc đẩy doanh nghiệp” với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp (DN) cải thiện hoạt động kinh doanh thông qua tư vấn, tập trung các hoạt động cần cải thiện và đổi mới như bán hàng, nghiên cứu và phát triển thị trường, dự án kinh doanh mới... đang nhận được sự quan tâm từ DN. Trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế, ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) – đơn vị đồng tổ chức cho biết, CT do Sở KH&ĐT, Hội Doanh nhân trẻ (DNT) tỉnh và Công ty CP Tư vấn & Đầu tư cộng hưởng (CoPlus) phối hợp triển khai.

Chương trình "Thúc đẩy DN" được thực hiện thường xuyên, không phụ thuộc vào số lượng ứng viên/dự án. (Trong ảnh: Các thành viên chương trình (bìa trái) tư vấn cho các DN)

Ông đánh giá thế nào về các DN khởi nghiệp, KN sáng tạo trên địa bàn tỉnh hiện nay?

Hiện bình quân hàng năm cả tỉnh có khoảng 700 DN mới được thành lập và hơn 3.000 hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đến nay, có khoảng hơn 6.000 DN và 30.000 hộ kinh doanh.

Qua hơn 1 năm thực hiện các hoạt động khởi nghiệp (KN) đổi mới sáng tạo, đến nay, đã có 4/6 nhóm KN trong và sau quá trình ươm tạo tại Công ty CoPlus đã hình thành DN và bắt đầu kinh doanh có hiệu quả; 2/6 DN lọt vào danh sách 100 startups của mạng lưới gọi vốn đầu tư iAngel; nhóm Vườn treo đạt giải ba cuộc thi KN nông nghiệp quốc gia VCCI; nhóm I Love Huế với ý tưởng phát triển thành dự án I Love Asia lọt vào top 4 của MIST (cuộc thi KN Đông Nam Á cho các ý tưởng KN du lịch); nhóm Giấy Xanh lọt vòng chung kết Vietnam Women in STEM: Wepics Competition đang diễn ra tại Đà Nẵng…

Tinh thần KN, KN sáng tạo đã lan rộng đến cộng đồng các DN trẻ, các đoàn viên thanh niên, sinh viên, các câu lạc bộ KN trên địa bàn tỉnh.

Chương trình “Thúc đẩy DN” được thiết kế phù hợp dựa trên cơ sở khảo sát thực trạng DN

Khó khăn mà DN khởi nghiệp thường gặp phải là gì, thưa ông?

Trước hết là chưa có nhiều chính sách hỗ trợ KN, KN đổi mới sáng tạo đặc thù được ban hành và triển khai. Các chính sách hỗ trợ tài chính đối với việc khởi sự kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn chung chung, chưa tập trung cụ thể vào đối tượng KN. Chính sách thuế hiện hành theo hướng hỗ trợ DN theo địa bàn, lĩnh vực nên bất kỳ DN nào đáp ứng được các điều kiện ưu đãi thì sẽ được hưởng các ưu đãi tương ứng. Nếu DN KN không thực hiện kinh doanh tại các địa bàn ưu đãi thuế, không đáp ứng được các tiêu chuẩn trong các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hiện hành thì cũng không được hỗ trợ về thuế.

Chính sách tín dụng khó tiếp cận do hầu hết các DN khởi nghiệp ban đầu đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nguồn vốn nội sinh ít, tài sản để thế chấp vay ngân hàng hầu như không có. Bản chất của các DN khởi nghiệp, nhất là DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là rủi ro cao nên các kênh huy động vốn truyền thống qua các ngân hàng thương mại rất khó khăn.

Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc CoPlus, kiêm Quản lý CT “Thúc đẩy DN” cho biết, thúc đẩy kinh doanh là CT 6 tháng tập trung vào việc tư vấn giải pháp, xây dựng lộ trình, triển khai hoạt động phù hợp để phát triển ý tưởng/sản phẩm/dịch vụ mới hoặc cải thiện hoạt động kinh doanh hiện tại.

Tất cả được phân tích thực trạng của sản phẩm, dịch vụ, DN, và được thiết kế riêng cho từng trường hợp cụ thể. Điều này giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các DN hiện tại, phát triển triển xây dựng từ ý tưởng đến các DN mới trong tương lai. Chương trình được thực hiện thường xuyên, không phụ thuộc vào số lượng ứng viên/dự án do CT được thiết kế phù hợp cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở khảo sát thực trạng DN.

Mô hình vườn ươm ở tỉnh đang trong giai đoạn đầu hình thành, quy mô nhỏ, hoạt động ươm tạo KN hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguồn tài chính đầu tư cho các vườn ươm vẫn còn hạn chế và mang tính chất thử nghiệm, các quỹ đầu tư và tập đoàn lớn chưa quan tâm nhiều đến chương trình.

Các đối tượng KN chưa biết nhiều về các chính sách hỗ trợ do đó cần cải thiện công tác tuyên truyền.

Thông qua CT “Thúc đẩy doanh nghiệp”, DN sẽ được hưởng lợi gì?

Tôi cho rằng đây một hình thức kinh doanh của DN, cụ thể là Công ty CoPlus nhằm cung cấp dịch vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ DN, doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Các DN có nhu cầu sẽ được Công ty CoPlus tư vấn thực hiện.

Các DN sẽ được tư vấn làm việc trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu liên tục trong 6 tháng. Nhóm chuyên gia tư vấn bao gồm cả chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước trong nhiều lĩnh vực.

Có thể gọi CT là “phương án tạm thời” để giúp DN, về lâu dài, cần có những kế sách nào để chính DN có thể làm chủ được chính mình?

Công ty Coplus xây dựng CT này với mục tiêu cung cấp thêm một dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ DN, doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi nhận thấy đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đang thực hiện để hỗ trợ DN, vì vậy chúng tôi ủng hộ Công ty Coplus thúc đẩy CT này.

Chúng tôi không nghĩ đây là phương án tạm thời, mà nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ DN, doanh nhân là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan chức năng và được cụ thể hóa bằng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của từng ngành, từng đơn vị.

PHAN THÀNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông: Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng

Những năm trở về đây, gỗ óc chó trở thành tâm điểm trong lĩnh vực nội thất và tạo được sức hút đặc biệt khi xuất hiện trong nhiều công trình dự án đẳng cấp. Gỗ óc chó không chỉ đẹp về mặt màu sắc và vân gỗ, mà còn là biểu tượng của sự cao quý và tinh hoa của văn hóa Á Đông.

Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng
Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Return to top