ClockThứ Ba, 01/11/2016 05:51

Tình yêu & nỗi nhớ

TTH - Chiều Đà Lạt, sau cơn mưa, ngồi uống rượu với bạn bè đầu nguồn thác Cam Ly, nghe Nhân đọc thơ. Trước lúc chia tay, Nhân hỏi tôi: “Anh thấy thế nào?”. Tôi cười: “Có gì đâu mà thấy! Em về lục lọi lại trí nhớ, kiếm tìm rồi gửi cho anh; để thất lạc là có tội với người ta đấy!”.

Gần hai tháng sau, tôi nhận được tập bản thảo của Nhân. Sinh ra và tuổi thơ của Nhân lớn lên ở làng Mai Xá Chánh, Gio Linh, Quảng Trị. Mai Xá Chánh là quê hương của Bà Mẹ Gio Linh. Có lẽ vì thế, trong thơ Nhân, quê hương và mẹ gắn bó trong niềm tự hào thầm lặng và thương cảm: “Nhà mình ngày xưa/Có nhiều hầm dành cho kháng chiến/Tuổi con ngày xưa trên vai Mạ gánh/Một đầu con, đầu kia thúng gạo/Như gánh cả giang sơn...”.

Lớn lên, anh về thị xã Quảng Trị học phổ thông, vào Huế học đại học, ra Hà Nội học cao học. Ra trường, anh về làm việc và sinh sống tại Đà Lạt. Có những đêm mưa dai dẳng, tỉnh giấc, anh nhớ về Quảng Trị. Quê hương đã trở thành nỗi nhức nhối theo anh hơn nửa cuộc đời.

Nghĩ một cách giản đơn trong không gian ba chiều, ý thơ của Bùi Giáng: “Hỏi rằng người ở quê đâu? - Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà” thì anh đã chọn Đà Lạt làm quê hương thứ hai: “Bây giờ chỉ còn lại ta nơi đây/Như một cây thông già giữa trời đêm Đà Lạt”

Không biết tự bao giờ, anh trở thành “Người ham chơi” (Homo sapien). Trong “Thơ Trương Văn Nhân - tập thơ đầu của anh, thơ có nhiều mảng khối, nhiều cung bậc về tình yêu, ký ức của hơn một nửa đời “Người ham chơi”.

Thơ tình của anh ngổn ngang, bề bộn. Có lúc nhẹ nhàng, có lúc lay lắt, có lúc nhức nhối đến khốc liệt. Đã được lắng lại trong một thời gian khá dài nên lóng lánh vẻ đẹp giản dị, tinh tế.

Đó là tình yêu vu vơ của tuổi học trò với những người bạn chung trường, chung lớp; với bóng dáng của người con gái đi lễ ngang qua hiên nhà; với những người xa lạ trong các buổi gặp mặt thoáng qua như cơn gió vội nhưng đã để lại nhiều muộn phiền, có lúc đến quay quắt: “Biết bao giờ tôi đòi lại được em/Dù chỉ một lần thôi ánh mắt xanh đen giờ tan học/Nên thương em mà chưa dám nói/chỉ tỏ tình qua ánh mắt thôi.../Người đã bỏ quên tôi rồi/Hàng hiên trước nhà không còn nắng...  Cho đến lúc trái tim mong manh ấy thật sự bình an khi đã chợt nhìn ra mình: Ta chỉ cọng cỏ buồn em đến để rồi tan”.

Đó là tình yêu mật đắng, rực rỡ như nắng mai rồi vội tắt. Có lúc nhớ lay lắt rồi muốn quên, quên rồi lại cứ nhớ. Đó là tình yêu nhức nhối đến khốc liệt, không thể nào nguôi ngoai “Trả em về/Với người ta/Mai anh về/Với sơn hà/Ngả nghiêng”. Ngôn ngữ thơ đã trở nên thành thật đến trong suốt.

Gấp lại tập bản thảo của Nhân, tôi thở phào nhẹ nhõm như thoát khỏi mê cung tình yêu trầm luân vọng động của anh để: “Bây giờ riêng đối diện tôi - Còn hai con mắt khóc người một con” (Bùi Giáng). Và, xin trân trọng giới thiệu tập “Thơ Trương Văn Nhân” với quý độc giả.

Huế, tháng 9/2016

 Nguyễn Lê Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Return to top