ClockThứ Tư, 18/09/2019 12:26

Tọa đàm khoa học lấy ý kiến đổi tên Giải Báo chí Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Sáng 18/9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học lấy ý kiến đổi tên Giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tham gia của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nhà khoa học, các nhà báo lão thành.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, đã có 13 tên các nhà báo được đưa ra để giới thiệu lấy ý kiến, bao gồm các nhà báo: Đạm Phương Nữ sử, Bửu Đình, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Cửu Thạnh, Hải Triều, Trần Thanh Mại, Phạm Bá Nguyên, Thanh Tịnh, Nguyễn Khoa Bội Lan, Tôn Thất Dương Kỵ, Hải Thanh, Thanh Hải, Ngô Duy Đàm.

Buổi tọa đàm đã thu hút được hàng chục lượt ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm. Đa số cho rằng việc đổi tên giải, nâng tầm ảnh hưởng quốc gia của giải báo chí, thu hút đội ngũ làm báo toàn quốc viết về Huế, tăng mức thưởng để thực hiện từ năm 2020 là cần thiết. Đồng thời, đề xuất thêm một số tên gọi như Giải Báo chí Cố đô Huế, Giải Báo chí Tiếng Dân…

Các đại biểu cũng lưu ý tên của giải cần đại diện xuất sắc cho một nhà báo, một tờ báo, một địa danh… nhằm tôn vinh, đề cao giá trị nhân văn, động viên, khích lệ các thế hệ nhà báo hôm nay đóng góp trên con đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển quê hương, đất nước.

Thay mặt Ban tổ chức, Phó Trưởng ban Tuyên giáo - Nguyễn Chí Quang trân trọng tiếp thu từng ý kiến của các đại biểu, đồng thời tập hợp trung thực, toàn diện các ý kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin ý kiến.

Tin, ảnh: Thái Sơn

  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top