ClockThứ Sáu, 06/07/2018 15:08

Tốc độ già hóa dân số Việt Nam nhanh nhất thế giới

“Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người”- ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nói tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững ngày 5/7, với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tốc độ già hóa của Việt Nam đang tăng nhanh

4 nguy cơ của Việt Nam

Theo ông Ousmane Dione, có 4 xu hướng lớn đang gây ảnh hưởng đến Việt Nam là hình thái thương mại mới, nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và già hóa dân số. “Xu thế lớn mang đến cả rủi ro và cơ hội, và điều quan trọng là tìm ra cách tận dụng chúng để tạo ra lợi thế của Việt Nam”, ông Ousmane Dione nói.

Ông Ousmane Dione cho biết, hình thái thương mại đang phát triển chậm lại. Việt Nam đã được hưởng lợi từ một khu vực thu hút FDI mạnh và sử dụng 2,4 triệu lao động. Tuy nhiên, những nước láng giềng như Campuchia, Myanmar đang nổi lên như một đối thủ của Việt Nam trong việc thu hút việc làm, nhân lực tay nghề thấp. Cùng đó, với sự thay đổi công nghệ, thậm chí các doanh nghiệp (DN) FDI có thể đầu tư trở lại nước sở tại của họ.

Giám đốc WB tại Việt Nam cũng lo ngại về sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức, với một yêu cầu về nhóm kỹ năng phức tạp hơn so với lao động chân tay, trong khi Việt Nam chỉ có 8% lực lượng lao động có trình độ đại học.

“Lực lượng này  không đủ để thực hiện một sự thay đổi có ý nghĩa từ  “công việc thường ngày” sang  “công việc kiến thức chuyên sâu” vào nền kinh tế tri thức. Điều này khiến cho lao động dân tộc thiểu số, lao động lớn tuổi và một bộ phận thanh niên Việt Nam dễ tổn thương”, Giám đốc WB nói.

Đặc biệt, Giám đốc WB tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm trong năm nay và đang giảm dần. 

“Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050. Có nghĩa, cứ 5 người thì có một người cao tuổi. Điều này có nhiều tác động tiêu cực đến nguồn cung lao động của Việt Nam, đến tăng trưởng năng suất dài hạn”-ông Ousmane Dione nói thêm.

Mừng-lo

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phát triển nhanh đã khó, hiện nay nhanh nhưng phải bền vững. “Thường cả nước vì sức ép về phát triển kinh tế, mà phải đánh đổi về môi trường. Với môi trường, có thể phải mất hàng chục năm mới khắc phục được, nhưng xã hội, phải hàng thế hệ, rất lâu mới cải thiện được”-ông Đam nói.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, “mừng” vì năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã được cải thiện, nhưng vẫn lo vì thứ hạng vẫn còn cao so với các quốc gia trên thế giới.

“Hàng loạt các vướng mắc của DN chưa được các bộ ngành tháo gỡ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều DN, hiệp hội khi kiến nghị mới chỉ lo cái trước mắt cho mình, chứ chưa tính mục tiêu lâu dài cho cộng đồng DN, trong đó có tính bền vững”- Phó Thủ tướng nói.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, cần nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bởi nhiều chỉ số thành phần cải thiện thiếu bền vững và còn thấp; sự nỗ lực của một số bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng đều, thiếu quyết liệt, phải khắc phục trong thời gian tới.

Thủ tướng cũng đề nghị tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng DN, các tổ chức xã hội, nhất là VCCI trong việc phát hiện các rào cản về thể chế pháp luật, điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm giải trình, kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm, các tiêu cực, nhũng nhiễu với DN.

Nói về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Ông Ousmane Dione lưu ý, Việt Nam cần vận hành một cách “trơn tru” 3 yếu tố được ví như ba bánh răng là các ngành hiện đại, ngành truyền thống, lực lượng lao động và các thể chế thị trường lao động để tạo việc làm tốt hơn. Bởi, nếu không có chính sách để bôi trơn cho cỗ máy -tận dụng các lợi thế của Việt Nam, nghĩa là có “thọc gậy bánh xe”, cỗ máy bị kẹt và khiến tạo việc làm bị ngừng lại.

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Phong Điền năm 2023 đạt 16,67%

Ngày 13/12, HĐND huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp thứ 7, khóa VII nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024; đồng thời xem xét, quyết định và thông qua các nghị quyết quan trọng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Phong Điền năm 2023 đạt 16,67
Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn

Kết quả từ một cuộc thăm dò của Hãng Thông tấn Reuters cho thấy, giá bất động sản toàn cầu ở hầu hết các thị trường lớn sẽ tăng trong 2 năm tới, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút so với mức đã được dự báo cách đây 3 tháng, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung thắt chặt.

Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn
Tốc độ giảm lãi suất đang diễn ra khá tích cực

Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, việc giảm lãi suất đang là một trong những chính sách quan trọng, giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Tốc độ giảm lãi suất đang diễn ra khá tích cực
Năm 2023: ASEAN sẽ vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới

Theo phân tích mới nhất về triển vọng kinh tế năm 2023 của ASEAN, trang Asean Briefing nhận định rằng đây sẽ vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay, nhưng tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm nhẹ so với năm 2022, chủ yếu do điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Năm 2023 ASEAN sẽ vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới
Return to top