Tổng thống Nga kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran
TTH.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua (10/7) kêu gọi cần dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt đối với Iran càng sớm càng tốt sau khi đạt được một thỏa về chương trình hạt nhân của Tehran.
Iran và 6 cường quốc, trong đó có Nga, đang thảo luận về một thỏa thuận sẽ kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc giảm thiểu các biện pháp trừng phạt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Ufa, Nga hôm 9/7/2015 - Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo ở thành phố Ufa của Nga, trước thắc mắc về việc những biện pháp trừng phạt nào sẽ được dỡ bỏ và thời gian thực hiện việc dỡ bỏ, Tổng thống Putin nói rằng, "chúng tôi đang kêu gọi việc dỡ bỏ toàn diện các lệnh trừng phạt đối với Iran càng sớm càng tốt".
Iran đã bị hạn chế việc mua bán dầu mỏ như một phần của các biện pháp trừng phạt. Tổng thống Putin cho biết, Iran có thể sẽ tăng sản lượng dầu mỏ quốc gia một khi các lệnh kiềm chế được dỡ bỏ. "Có thể, nền kinh tế toàn cầu sẽ điều chỉnh sản lượng dầu của Iran, ý tôi là có thể mức tiêu thụ sẽ tăng trưởng...", ông nói.
Giá dầu thế giới giảm hơn một nửa kể từ khi đạt đỉnh ở mức 115 USD/thùng vào tháng 6 năm ngoái, nhưng thị trường đã bão hòa khiến giá dầu giảm liên tục.
Cơ quan giám sát năng lượng của phương Tây sáng nay (11/7) cho biết, giá dầu được ấn định để chịu thêm áp lực từ việc nới lỏng nhu cầu toàn cầu và sự thặng dư dầu thô tiếp tục tăng, trong khi việc tái cân bằng của thị trường có thể sẽ kéo dài đến sang năm.
Liên minh châu Âu kéo dài việc đình chỉ các lệnh trừng phạt với Iran cho đến ngày 13/7 để cho phép các cuộc đàm phán đang diễn ra về tham vọng hạt nhân của nước này tiến đến thành công. Tổng thống Putin nói rằng, ông hy vọng 6 cường quốc lớn trên thế giới đang đàm phán với Iran sẽ sớm đạt được thỏa thuận.
Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & Jpost)
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại (02/03)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược