Tổng thống Nga Putin kêu gọi thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk
TTH.VN - Ngày 10/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các bên xung đột tại miền Đông Ukraine thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk về ngừng bắn (có hiệu lực từ giữa tháng Hai vừa qua).
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Triển lãm thế giới EXPO 2015, đang diễn ra ở Italy. |
Nhà lãnh đạo Nga đang thăm Italy nhấn mạnh việc thực thi thỏa thuận Minsk có ý nghĩa sống còn để chấm dứt giao tranh ở miền Đông Ukraine.
Ông Putin đưa ra kêu gọi trên sau khi Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày cho biết việc thực thi thỏa ngừng bắn vẫn hết sức mong manh. Moskva cho rằng Kiev đã không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ theo thỏa thuận trên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin tuyên bố Moskva thất vọng về tiến triển trong các cuộc đàm phán Minsk vốn không đem lại kết quả đáng kể, chủ yếu do quan điểm của Kiev.
Cùng ngày, cuộc họp cấp thứ trưởng ngoại giao 4 nước Đức, Pháp, Ukraine và Nga (hay còn gọi là nhóm "Bộ Tứ Normandy") bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine đã diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp).
Cuộc họp kín được tổ chức tại Bộ Ngoại giao Pháp, trong đó các bên có kế hoạch thảo luận chi tiết về hoạt động của 4 tiểu ban công tác và Nhóm Tiếp xúc để đảm bảo thực thi thoả thuận Minsk về ngừng bắn ở miền Đông Ukraine.
Một nguồn tin Bộ Ngoại giao Ukraine nói rằng Nga đã tẩy chay cuộc họp này, song Bộ Ngoại giao Nga cho biết thông tin này không đúng với thực tế.
Trong một diễn biến cùng ngày liên quan tới tình hình Ukraine, các đại diện thường trực của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) tuyên bố coi phương án sáp nhập hai vùng lãnh thổ này vào Nga là "lý tưởng."
Tuyên bố chung của DPR và LPR khẳng định công nhận bán đảo Crimea như một phần của Liên bang Nga và cân nhắc ý định muốn sáp nhập hai vùng lãnh thổ này vào Nga.
Tuy nhiên, hai chính quyền này cho biết vẫn tôn trọng các điều kiện trong thỏa thuận Minsk, theo đó xác định quy chế của các nước cộng hòa tự xưng này./.
Theo Vietnam+
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU