ClockThứ Hai, 14/01/2019 10:12

Tổng thống Pháp gửi thư kêu gọi dân Pháp thảo luận tương lai đất nước

Ông Macron đã gửi 1 bức thư tới người dân nhằm kêu gọi họ tham gia vào cuộc thảo luận trong 3 tháng tới để giải quyết khủng hoảng xã hội ở Pháp hiện nay

Phong trào biểu tình “Áo vàng” đã xuất hiện tại CanadaBiểu tình bạo loạn ở Pháp: Châu Âu “đứng ngồi không yên”Pháp hoãn tăng giá lương thực do ảnh hưởng cuộc biểu tình 'Áo vàng'Chính phủ Pháp thảo luận với phe đối lập để gỡ khủng hoảng “Áo vàng”

Tối 13/1, sau gần 2 tháng nổ ra các cuộc biểu tình Áo vàng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gửi một bức thư tới toàn thể người dân, kêu gọi người dân tham gia vào cuộc thảo luận, tham vấn chính sách quốc gia được tổ chức trong 3 tháng tới, kể từ ngày 15/1, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội hiện nay.

Thổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters

Bức thư là thông điệp mà ông Macron mong muốn người dân Pháp, không phân biệt lứa tuổi, địa vị xã hội, cùng tham gia đóng góp ý kiến xung quanh 4 chủ đề được xác định trong cuộc tham vấn chính sách quốc gia, bắt đầu từ ngày 15/1 tới. 4 chủ đề là chính sách thuế và chi tiêu công, tổ chức nhà nước và các dịch vụ công, chuyển tiếp sinh thái, nền dân chủ và tư cách công dân. Trong bức thư, Tổng thống Pháp đặt ra 32 câu hỏi, đồng thời là các gợi ý để người dân Pháp đưa ra quan điểm, giúp chính phủ tìm ra các giải pháp toàn diện để giải quyết tình hình hiện nay.

Trong bức thư, ông Macron thừa nhận một số tồn tại, bất cập trong xã hội Pháp hiện nay, những điều đang khiến cho một bộ phận người dân cảm thấy bất bình, thậm chí là nổi giận. Đó là mức thuế cao, tiếp cận các dịch vụ công còn hạn chế, thu nhập của người dân thấp, không tương xứng với thành quả lao động, cũng như còn tồn tại một số bất bình đẳng giữa người dân và giữa các khu vực. Tổng thống Pháp chia sẻ những lo lắng cũng như sự giận giữ của người dân, quyết tâm đem đến câu trả lời rõ ràng nhất, mong muốn chính phủ và người dân cùng nhau thảo luận để biến sự giận giữ thành những giải pháp cụ thể.

Đề cập tới chính sách thuế, chủ đề quan trọng nhất, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các làn sóng biểu tình phản đối trong xã hội hiện nay, ông Macron cho rằng, đây là trung tâm trong đời sống xã hội Pháp. Thuế cho phép nước Pháp giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, cốt yếu. Tuy nhiên, nếu mức thuế quá cao sẽ lấy đi các nguồn lực của nền kinh tế cũng như tước mất quyền được hưởng thành quả lao động của người dân. Các biện pháp về thuế mới đây của chính phủ đang cho thấy tác động tích cực và chưa cần điều chỉnh trong thời gian tới. 

Trong cuộc tham vấn sắp tới, người dân sẽ được lấy ý kiến về một số vấn đề chung như việc làm thế nào để chính sách thuế đạt được hiệu quả và công bằng, có cần cắt giảm một số dịch vụ công quá đắt đỏ, có cần thiết lập các dịch vụ công mới hay không và nếu có kinh phí hoạt động như thế nào… 

Về chủ đề tổ chức nhà nước và các dịch vụ công, Tổng thống Pháp khẳng định đây là các lĩnh vực trọng yếu của đất nước, người dân sẽ được tham gia ý kiến về việc tổ chức bộ máy nhà nước, hoạt động của các dịch vụ công nhằm cải thiện hiệu quả, đồng thời trao nhiều quyền quyết định hơn cho người dân.

Đối với chủ đề về chuyển tiếp sinh thái, Tổng thống Pháp cho rằng đây là vấn đề quan trọng cho tương lai của đất nước và không ai có thể phủ nhận tính cấp thiết phải hành động vì các mục tiêu về môi trường. Để thực hiện thành công quá trình chuyển tiếp sinh thái, nước Pháp sẽ phải đầu tư mạnh tay hơn, đồng thời sẽ đồng hành cùng người dân trong suốt quá trình này.

Đối với chủ đề về nền dân chủ và quyền công dân, Tổng thống Pháp nêu ra các vấn đề để người dân có thể tham gia nhiều hơn vào việc quyết định tương lai của đất nước, chẳng hạn nên hay không nên công nhận việc bỏ phiếu trắng, có nên quy định việc bỏ phiếu là bắt buộc, có cần tăng thêm các cuộc trưng cầu dân ý hay vai trò của các công dân, không phải là đại biểu dân cử, trong các quyết định của đất nước. Bên cạnh đó, người dân Pháp cũng sẽ được lấy ý kiến về việc tiếp nhận người di cư và vấn đề tách biệt tôn giáo trong đời sống chính trị, xã hội. 

Bức thư của ông Macron gửi tới người dân Pháp là một động thái được trông đợi trong bối cảnh cuộc khủng hoảng xã hội tại Pháp chưa có dấu hiệu được giải quyết. Tuy nhiên, trong bức thư này, Tổng thống Pháp cũng gửi đi một số thông điệp cứng rắn, đó là Tổng thống và chính phủ không chấp nhận tình trạng bạo lực hiện nay (ám chỉ những hoạt động đập phá, tấn công cảnh sát bên lề các cuộc biểu tình Áo vàng) hay việc Tổng thống sẽ tiếp tục đường lối cải cách và thực hiện các cam kết trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017./

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh

Pháp đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức để đảm bảo Thế vận hội Paris 2024 sắp tới không có mối đe dọa từ các bệnh do muỗi truyền, trong bối cảnh muỗi vằn mang virus làm lây lan các bệnh truyền nhiễm đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn ở châu Âu.

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh
Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 17/3 tại thủ đô Paris, Hội nữ doanh nhân Việt cùng tiến tại Pháp (AEEV) đã tổ chức chương trình Gala & Awards 2024 nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ Việt Nam cho các hoạt động xã hội nói chung, cho hội AEEV nói riêng.

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp
Hợp tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch với thành phố Cergy

Nội dung này được lãnh đạo thành phố Huế và Cergy (Cộng hòa Pháp) thảo luận tại buổi làm việc nhân chuyến công tác của đoàn đại biểu TP. Huế do UVTV, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định làm trưởng đoàn đến TP. Cergy từ ngày 28/2 đến ngày 4/3/2024. Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo Trường ĐH Nghệ thuật Huế và một số giảng viên.

Hợp tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch với thành phố Cergy
Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hy vọng Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 sẽ là “ánh sáng cuối đường hầm” sau hai kỳ Thế vận hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban tổ chức phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh trước khi lễ khai mạc độc đáo được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2024.

Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID
Return to top