ClockThứ Tư, 23/03/2016 14:04

Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín 2016

Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Top 10 Chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2016.

Vietnam Report đánh giá, xếp hạng các công ty dựa trên các tiêu chí: năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính đã kiểm toán năm gần nhất; uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về doanh nghiệp trên truyền thông.

Dữ liệu survey điều tra về số lượng dự án, tiến độ thực hiện, tỷ lệ giao dịch thành công, giá bán của các dự án… cũng được sử dụng như yếu tố bổ sung để xếp hạng các chủ đầu tư và công ty tư vấn, môi giới bất động sản.

Những công ty có mặt trong 2 danh sách này đều có năng lực tài chính ổn định, có kinh nghiệm xây dựng/ kinh doanh, có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành bất động sản Việt Nam.

Đa phần các chủ đầu tư uy tín là Tập đoàn, tổng công ty tư nhân

Thống kê của Vietnam Report cho thấy, 7/10 chủ đầu tư uy tín nhất là các doanh nghiệp tư nhân.Đáng lưu ý, Top 3 chủ đầu tư uy tín nhất đều là các tập đoàn bất động sản đến từ TP. Hà Nội.

Đứng đầu Danh sách Top 10 chủ đầu tư uy tín là Tập đoàn Vingroup, cánh chim đầu đàn của ngành bất động sản với tiềm lực tài chính mạnh (doanh thu thuần của năm 2015 là 33.829 tỷ đồng) chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh của các thương hiệu bất động sản“không thể không nhắc tới” như Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinmec, Vinmart, Times City, Royal City… Kết quả Media Coding cũng chỉ ra rằng, đây là doanh nghiệp được đánh giá cao nhất trên truyền thông với những điểm sốtối đa về 3 tiêu chí chính: Số lượng báo cáo, Số nhóm chủ để bao phủ, Đánh giá tích cực…

Nối chân Vingroup là các ông lớn ngành bất động sản: FLC, Hòa Phát, Viglacera, Novaland, Hà Đô, Udic, Him Lam, Hòa Bình và Phú Mỹ Hưng.

Vietnam Report cũng tiến hành thu thập ý kiến của các doanh nghiệp bất động sản thông qua hình thức Survey về triển vọng kinh doanh trong năm 2016. 100% các doanh nghiệp trả lời cho rằng doanh thu năm 2016 của doanh nghiệp mình sẽ cao hơn so với năm 2015, trong đó 83% kỳ vọng doanh thu sẽ tăng mạnh trong năm 2016, 17% còn lại dự đoán doanh thu sẽ chỉ tăng đôi chút.

Các doanh nghiệp cũng nhận định, việc bàn giao dự án đúng tiến độ, chất lượng xây dựng, kinh nghiệm xây dựng và năng lực tài chính là 4 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược phát triển và uy tín của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2016.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
IMF: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn rất quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu

Trong cuộc họp mới của chính phủ Trung Quốc về Công tác Kinh tế Trung ương, các nhà lãnh đạo nước này đã đưa ra những ưu tiên cho công tác kinh tế của đất nước vào năm 2024. Tại đây, nền kinh tế Trung Quốc được ghi nhận đã có sự phục hồi, với những tiến bộ vững chắc đạt được trong phát triển chất lượng cao vào năm 2023.

IMF Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn rất quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu
Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn

Kết quả từ một cuộc thăm dò của Hãng Thông tấn Reuters cho thấy, giá bất động sản toàn cầu ở hầu hết các thị trường lớn sẽ tăng trong 2 năm tới, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút so với mức đã được dự báo cách đây 3 tháng, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung thắt chặt.

Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn
Thị trường bất động sản dự kiến phục hồi giữa năm 2024

Không chỉ vào thời điểm này mà lâu nay thị trường bất động sản (BĐS) ở các phân khúc nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ nghỉ dưỡng… trên địa bàn tỉnh vẫn rơi vào tình trạng “ế ẩm” . Các chuyên gia nhận định, khả năng phục hồi thị trường bất động sản vào khoảng giữa năm 2024.

Thị trường bất động sản dự kiến phục hồi giữa năm 2024
Hiểu vướng mắc pháp lý là như thế nào

Cả nước, tính đến thời điểm hiện tại có hơn 1.000 dự án bất động sản (BĐS) vướng mắc pháp lý – theo Bộ Xây dựng. Chúng ta hiểu như thế nào về vướng mắc pháp lý?

Hiểu vướng mắc pháp lý là như thế nào

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top