ClockThứ Tư, 20/12/2017 14:11

Top 10 của chỉ số chỉ số cải cách hành chính

TTH - Cần phải thấy rằng, trong năm 2017, việc cải cách hành chính trên địa bàn được ghi nhận ở một số hiệu quả cụ thể.

100% thủ tục hành chính (TTHC) được quy trình hóa theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; đồng thời cũng là tỷ lệ các thủ tục này được đưa vào tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (trừ các TCHC đặc thù). 80% là mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiêp, cũng như của cá nhân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính; 50% TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên… là chỉ tiêu cụ thể được đặt ra cho nhiệm vụ cải cách TTHC tại Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 8/12 của UBND tỉnh.

Có thể xem đây là chỉ tiêu cụ thể, tác động rõ nhất đến đánh giá mức độ hài lòng của người dân. Bên cạnh đó là những chỉ tiêu cụ thể khác trong cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Tất cả nhằm tạo được sự đột phá về kỷ cương, kỷ luật hành chính, hướng tới nền hành chính kiểu mẫu; nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ… đó cũng là cơ sở để có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hiện đại hóa nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mục tiêu cụ thể hơn là phấn đấu vào top 10 nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) trong năm 2018.

Cần phải thấy rằng, trong năm 2017, việc cải cách hành chính trên địa bàn được ghi nhận ở một số hiệu quả cụ thể. Cổng dịch vụ công trực tuyến ở 12 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 9 huyện, thị, thành phố đã triển khai đồng bộ và thống nhất các phần mềm dùng chung. Việc cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và có chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Bên cạnh đó là việc xây dựng các đề án liên quan đến việc cải cách TTHC, tinh giản biên chế đến giai đoạn 2021 và việc đưa vào vận hành các trung tâm hành chính công cấp huyện và chuẩn bị điều kiện cho việc đưa vào vận hành trung tâm hành chính cấp tỉnh... đã tạo nên những hiệu ứng tích cực hơn đối với người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều việc cần phải tiếp tục được đặt ra để tạo nên một sự chuyển biến thật sự có chất lượng. Mặc dù đến quý I năm 2018 mới kết quả “đo lường” chỉ số vận hành của cải cách hành chính trong năm 2017, nhưng nếu lấy kết quả của năm 2016 sẽ thấy rõ điều này. Đó là khi phân tích sâu vào chỉ số thành phần, Thừa Thiên Huế có chỉ số dịch vụ công xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố nhưng khi đánh giá tổng quan, ngoài chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng 6 bậc so với 2015 (xếp thứ 23 toàn quốc và còn cách vị trí thứ 2 của năm 2014), các chỉ số còn lại còn ở “chế độ lùi”  khi chỉ số PAR Index xếp thứ 10 (giảm 6 bậc), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 42 (giảm 18 bậc) chỉ số sẵn sàng cho phát triển công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) xếp thứ 15 (giảm 10 bậc do chỉ số thành phần về hạ tầng công nghệ thông tin giảm mạnh và xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố).

Nguyễn Anh Dân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TP. Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính: Quan trọng và cấp thiết

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cử tri trên địa bàn và thông qua HĐND 36 phường, xã về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, HĐND TP. Huế vừa thông qua Nghị quyết (NQ) tán thành chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

TP Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính Quan trọng và cấp thiết
Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Tên về miền nhớ

Sáp nhập các đơn vị hành chính nghĩa là mở ra không gian phát triển mới, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Và câu chuyện dự kiến sáp nhập tại một số địa phương đang dần tạo được sự đồng thuận của người dân, dẫu những cái tên sắp trở về miền nhớ.

Tên về miền nhớ
Giám sát, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Huế

Ngày 18/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, đơn vị tổ chức nhiều đợt giám sát, quản lý, phòng chống sốt xuất huyết (SXH), điều tra chỉ số bọ gậy (loăng quăng), đánh giá nguy cơ, bàn giải pháp can thiệp sớm ở các địa bàn trước tình trạng các ca bệnh gia tăng.

Giám sát, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP Huế
Return to top