ClockChủ Nhật, 17/04/2016 14:42

Top 5 thiên đường mua sắm ở châu Á

TTH.VN - Cho dù bạn muốn mua những món thủ công mỹ nghệ lạ mắt hay đơn giản chỉ muốn “làm mới” lại tủ quần áo, thì không thể phủ nhận rằng đi mua sắm ở nước ngoài là một lựa chọn đầy hấp dẫn, và dễ dàng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bạn. Với mùa mua sắm đang tới gần, trang web du lịch Kayak.sg đã liệt kê một danh sách các điểm đến có thể được coi là “thiên đường” cho những người nghiện mua sắm.

1. Thái Lan, Bangkok: Chợ cuối tuần Chatuchak

Không cần bàn cãi, thủ đô Thái Lan rõ ràng là thiên đường mua sắm. Chợ cuối tuần Chatuchak có hơn 8.000 gian hàng, bán tất cả mọi thứ từ vật dụng trang trí cửa nhà, áo quần... cho đến cả đồ chơi cho thú nuôi. Hơn 200.000 người đổ về đây mua sắm vào mỗi cuối tuần, nhưng bất chấp sự đông đúc, mua sắm ở đây thực sự rất đáng giá khi bạn có thể tìm thấy những món quà tặng độc đáo và nhiều mặt hàng giảm giá.

Bí quyết du lịch: Khách hàng nên kiểm tra cẩn thận các mặt hàng trước khi quyết định mua, do một số nhà cung cấp ở đây sẽ không giải quyết các khiếu nại của bạn. Bạn cũng nên tham khảo giá cả ở nhiều quầy hàng, vì rất có thể bạn có thể tìm thấy mặt hàng tương tự được bày bán ở một nơi khác với giá tốt hơn.

2. Trung Quốc, Hồng Kông: Vịnh Causeway đến chợ Stanley

Mua sắm ở Hồng Kông không chỉ là sở thích mà còn là phong cách sống. Người mua có thể đi săn một món hời trong các mặt hàng thời trang tại Crescent Jardine ở vịnh Causeway, nơi nổi tiếng là một khu chợ chuyên bày bán quần áo và hàng thời trang độc lạ nhưng giá khá rẻ. Những ai muốn mua trang phục của thương hiệu thiết kế có thể đến Pacific Place để tìm kiếm những mặt hàng chất lượng cao và các hãng quần áo tên tuổi. Du khách muốn tìm quà lưu niệm như các tác phẩm nghệ thuật và lụa Trung Quốc nên đến các gian hàng tại chợ Stanley.

Bí quyết du lịch: Tại Hồng Kông, hầu hết các mặt hàng – ngoại trừ với rượu và thuốc lá - được miễn thuế. Hãy tìm các cửa hàng được công nhận là Dịch vụ Du lịch Chất lượng (QTS), là nơi đã được đánh giá chất lượng nghiêm ngặt đối với dịch vụ của họ và thông tin sản phẩm được hiển thị rõ ràng. Giá cả được ghi rõ tại các trung tâm mua sắm, nhưng du khách có thể mặc cả tại các quầy hàng trên đường phố.

3. Trung Quốc, Bắc Kinh: Chợ phố Silk và Chợ Ngọc trai

Chợ phố Silk là một trong những điểm mua sắm nổi tiếng nhất ở thủ đô của Trung Quốc. Mặc dù có tên là chợ Silk, nhưng khu chợ này tràn ngập mọi thứ, bao gồm từ quần áo, đồ lưu niệm, đồ trang sức cho đến đồ điện tử. Những người bán hàng đã quen với việc giáp mặt với người nước ngoài và có thể nói được tiếng Anh. Hongqiao Market, hay còn gọi là Chợ Ngọc trai, là một mạng lưới các cửa hàng bán áo thun, đồ ngủ bằng lụa, đồ lưu niệm, các loại hạt và giày dép.

Bí quyết du lịch: Khu chợ Silk 6 tầng là một nơi tuyệt vời để thực hành kỹ năng thương lượng! Bạn có thể khởi điểm từ mức giảm 10% so với giá gốc và sau đó từ từ mặc cả dần lên. Hãy chắc rằng bạn không trả tiền quá cao cho món hàng mua được!

4. Indonesia, Bali: Khu chợ nghệ thuận Ubud và Guwang

Ubud là một kho tàng các loại thủ công mỹ nghệ, tác phẩm nghệ thuật và hàng may mặc truyền thống của Bali. Người mua sắm có thể tìm thấy những bức tranh tuyệt vời, các mặt hàng được chạm khắc và trang trí độc đáo ở Pasar Seni Ubud, hoặc ở chợ nghệ thuật Ubud, gần Ubud Palace. Bạn cũng cần mặc cả một chút để có được mức giá tốt nhất. Những người yêu thích thời trang cũng sẽ hứng thú với việc khám phá các cửa hàng quần áo trên đường Jalan Raya Ubud.

Bí quyết du lịch: Lái xe khoảng 40 phút về phía nam là ngôi làng của chợ nghệ thuật Guwang, hay còn gọi là Pasar Seni Guwang – nơi cung cấp các loại hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may tương tự nhưng ít đông đúc hơn nhiều. Khách hàng đến đây cũng nên dạo quanh những con đường nhỏ quanh Guwang để khám phá các cửa hàng nghệ thuật và các phòng trưng bày tranh vẽ.

5. Kuala Lumpur, Malaysia: Mega Sale Carnival

Lễ hội siêu giảm giá ở Malaysia (Mega Sale Carnival) diễn ra hàng năm từ tháng 6 đến tháng 8, và trong thời gian đó, Kuala Lumpur trở thành thiên đường mua sắm. Du khách có thể tiết kiệm được  đáng kể nhờ việc giảm giá trong các cửa hàng trên khắp các trung tâm mua sắm trong thành phố. The Suria KLCC – một trong những trung tâm mua hấp dẫn nhất của thành phố, nằm tại chân Tháp đôi Petronas, có rất nhiều cửa hàng bán sản phẩm của những thương hiệu quốc tế. Nếu muốn mua những đặc sản địa phương và quà lưu niệm độc đáo, bạn có thể đến Pasar Seni (chợ trung tâm), đây là một khu di sản văn hóa đầy tự hào.

Tố Quyên (Lược dịch từ Asiaone)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mua sắm & tham vọng

Cả V. League và hạng Nhất Việt Nam đều khai mạc mùa giải 2023 - 2024 vào cuối tháng 10 này, khi miền Trung và cả nước bước vào mùa mưa bão. Và cũng như lệ thường, là chuyện ủ mưu, mua sắm và cả chuyện bỏ giải nữa.

Mua sắm  tham vọng
Kinh tế đêm Huế cần sự kiên trì

Kinh tế đêm được định hướng là động lực phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai. Những bước triển khai ban đầu, nhiều phố đêm mang lại hiệu quả nhất định về kinh tế và hình ảnh mới của thành phố. Tuy nhiên, để kinh tế đêm “cất cánh”, Huế cần kiên trì nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm dịch vụ đêm ngày một tốt hơn.

Kinh tế đêm Huế cần sự kiên trì
Nhộn nhịp thị trường đồ dùng học tập

Sách giáo khoa (SGK) và đồ dùng học tập là hành trang không thể thiếu của học sinh. Trước thềm năm học mới là thời điểm mua sắm SGK, đồ dùng học tập diễn ra sôi động nhất.

Nhộn nhịp thị trường đồ dùng học tập

TIN MỚI

Return to top