ClockThứ Tư, 15/02/2017 12:15

Trách nhiệm & tâm huyết

TTH - Chu tất giáo án, tài liệu, mô hình học cụ, cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập…, cán bộ, chỉ huy Tiểu đoàn huấn luyện- Cơ động thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) dồn tất cả trách nhiệm, tâm huyết, tình cảm để chuẩn bị đón chiến sĩ mới vào huấn luyện.

Nghiêm túc, ấm áp

Về việc chuẩn bị đón chiến sĩ mới vào huấn luyện, Thượng tá, Chính trị viên Nguyễn Đức Hạnh và Trung tá, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn huấn luyện- Cơ động BĐBP tỉnh Hồ Triệu Long giới thiệu với chúng tôi những căn phòng mới còn thơm mùi vôi. Đang là mùa lạnh nên những chiếc giường được trải nệm ấm áp. Những chiếc quạt máy cũng đã được lau chùi lại bóng loáng. Phòng đọc sách được sắp xếp ngay ngắn. Bếp ăn rộng rãi tinh tươm…

Thanh niên Hương Thủy lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Thu Thủy

Theo Thượng tá Hạnh và Trung tá Long, các chiến sĩ mới rời cha mẹ, xa gia đình đến môi trường mới, chắc chắn tâm trạng không tránh khỏi bỡ ngỡ, lo lắng. Vậy nên cán bộ, chỉ huy đơn vị chuẩn bị tốt nơi ăn chốn ở, để lúc các chiến sĩ mới bước vào, cảm nhận được ngay sự quan tâm, ấm áp, gần gũi như đang ở nhà. Nguồn rau sạch, thực phẩm sạch của đơn vị tăng gia cũng đã sẵn sàng để cải thiện thêm bữa ăn, đảm bảo sức khỏe cho chiến sĩ mới. Tinh thần các em càng “thoải mái”, việc huấn luận càng “thấm”, đạt hiệu quả cao.

Với kế hoạch huấn luyện ba tháng theo chương trình của Bộ Tổng tham mưu và một tháng rưỡi theo chương trình của Bộ Tham mưu ĐBBP, chiến sĩ mới sẽ được huấn luyện rất nhiều nội dung, trong đó có những nội dung huấn luyện khá “nặng”. Như bò, lê, trườn; chạy, nâng tạ, co tay xà đơn, chống đẩy xà kép; vận động dưới hỏa lực của địch; mang vác lượng nổ khi hành quân; kỹ thuật bơi ếch...Tùy theo từng nội dung cụ thể, những buổi huấn luyện sẽ diễn ra tại sân đơn vị hoặc tại thao trường hay bể bơi của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh. Trung tá Long chia sẻ, với những tân binh mới rời ghế nhà trường, rời vòng tay của gia đình, phải thực hiện những nội dung huấn luyện như nêu trên, chắc chắn các em thấy khó khăn, nặng nhọc. Thế nên, trước khi đón quân vào huấn luyện, đơn vị chuẩn bị kỹ càng giáo án, tài liệu, mô hình học cụ, cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập, các kế hoạch liên quan công tác huấn luyện …, bằng tất cả tâm huyết, trách nhiệm, tình cảm, để đảm bảo cho các tân binh khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất, huấn luyện đạt hiệu quả tốt nhất. 

Sẽ là những người lính biên phòng cứng cỏi

Trong kế hoạch huấn luyện, có rất nhiều nội dung quân sự, sẵn sàng cho chiến đấu như kỹ thuật bắn súng, gỡ mìn; đào công sự, ngụy trang… nhưng trước tiên, chiến sĩ mới được huấn luyện những kỹ năng  đời thường như cách sắp xếp quân tư trang trong ba lô; vệ sinh cá nhân, kỷ luật ăn uống, phòng tránh bệnh ngoài da, chống rắn cắn, côn trùng độc hại... Hoặc các bài học về chức trách quân nhân, chức trách chiến sĩ, mối quan hệ quân nhân; lễ tiết, tác phong quân nhân và thậm chí là ngôn ngữ xưng hô, chào hỏi trong quân ngũ...

Theo Thượng tá Hạnh, người lính trước tiên phải làm chủ tốt bản thân mình, quản lý tốt những công việc cá nhân mới không làm ảnh hưởng đến tập thể. Đặc biệt, chiến sĩ mới trước tiên phải rèn luyện về phẩm chất đạo đức người lính, ý thức về chức trách, tính kỷ luật,  sẵn sàng tương trợ đồng chí, đồng đội. Có như vậy mới tạo được khối đoàn kết và sức mạnh trong lực lượng. “Ngoài chương trình huấn luyện chung, các chiến sĩ mới của chúng tôi còn được huấn luyện chuyên ngành về BĐBP, được trau dồi niềm tự hào đối với biên cương, chủ quyền của Tổ quốc, để sau này trở thành những người lính biên phòng chắc nghiệp vụ, cứng cỏi trong hành trình tuần tra biên giới, bảo vệ cột mốc, đường biên…”-Trung tá Long chia sẻ.

Nguyễn Tăng Nhật Duy (22 tuổi, trú tại phường Trường An, TP. Huế) là một trong trong 130 chiến sĩ mới sẽ được huấn luyện trở thành người lính biên phòng đợt này. Duy tâm sự, từ nhỏ đến nay, anh chỉ đi học rồi sau đó làm nghề cắt tóc, được cha mẹ chăm sóc từng miếng ăn. Nay chuẩn bị bước vào cuộc sống mới, huấn luyện thành người lính, tôi không khỏi lo lắng, bỡ ngỡ. Thế nhưng, Duy tin rằng, qua môi trường quân ngũ, sau này trở về với cuộc sống bình thường, em sẽ là người trưởng thành, cứng cáp.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Tâm huyết với công tác Hội

Nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội, quan tâm, giúp đỡ hội viên khó khăn là nhận xét của những hội viên phụ nữ tổ dân phố (TDP) 8, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy dành cho chị Lê Thị Sen, sinh năm 1965, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ TDP 8.

Tâm huyết với công tác Hội
Tâm huyết với hội viên và trẻ em nghèo

Chính từ sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm đối với công việc của người đứng đầu, chị Trần Thị Ngọc Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phú Thượng, TP. Huế mà phong trào phụ nữ của địa phương ngày càng khởi sắc.

Tâm huyết với hội viên và trẻ em nghèo
Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ

Tuổi trẻ bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh trên hai tuyến biên giới phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tích cực tham gia có hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới, góp phần quan trọng xây dựng biên giới giàu đẹp.

Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ
Bà Andrea Teufel & tâm huyết dành cho điện Phụng Tiên

Gần 20 năm qua, bà Andrea Teufel, chuyên gia phục chế người Đức dành nhiều công sức phục dựng lại các công trình di sản của Huế. Điện Phụng Tiên là một trong những di tích được bà dành nhiều tâm huyết nghiên cứu và truyền bá vẻ đẹp kiến trúc của công trình.

Bà Andrea Teufel  tâm huyết dành cho điện Phụng Tiên
Return to top