ClockThứ Tư, 22/11/2017 15:22

Trái đất quay chậm lại, 1 tỷ dân có thể gặp nguy hiểm ngay năm tới

Trái đất quay chậm lại kéo theo hàng chục trận động đất lớn nhỏ, đe dọa tính mạng 1 tỷ người sinh sống trong vùng nhiệt đới ngay trong năm tới.

Chủ tịch ASEAN Singapore triển khai kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậuNước Mỹ đối mặt với hậu quả biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu “làm thay đổi chu trình lũ lụt ở châu Âu”Biến đổi khí hậu và IS là những mối đe dọa chính của thế giới

Cảnh động đất tan hoang ở Iran khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Theo Daily Mail, nguyên nhân của thảm họa kinh hoàng này được cho là tác động từ việc Trái đất đang quay chậm lại.

Những thay đổi dù nhỏ nhất trong chu kỳ quay của Trái đất cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động địa chất trên bề mặt.

Theo các nhà khoa học, Trái đất quay chậm lại là do tác động từ lực hấp dẫn của Mặt trăng gây ra hiện tượng thủy triều. Lực hấp dẫn này làm cho chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất chậm đi.

Thời gian Trái Đất thực hiện quay quanh trục thay đổi khoảng 1/1.000.000 giây mỗi ngày. Dù không giảm nhiều, nhưng thay đổi này có thể trở thành con số đáng kể trong tương lai.

Những thay đổi nhỏ trong chu kỳ tự quay của Trái đất cũng có thể ảnh hưởng đến bề mặt.

Các nhà khoa học tại Đại học Colorado và Đại học Montana, Mỹ cho biết, những biến động trên trục quay của Trái Đất dù chỉ là mili giây cũng có thể làm gia tăng các hoạt động địa chấn.

“Mối tương quan giữa chu kỳ quay của Trái Đất và động đất cho thấy thảm họa địa chấn này sẽ gia tăng mạnh vào năm 2018”, tiến sĩ Roger Bilham đến từ Đại học Colorado nói.

Các chuyên gia tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Địa chất Mỹ nhận định, những thay đổi nhỏ về chu kỳ quay của Trái đất cũng có thể gây sự thay đổi về hình dạng của lõi sắt và niken ở lõi trong của hành tinh.

Các nhà khoa học ước tính năm 2018 sẽ có nhiều trận động đất hơn, ảnh huỏng đến cả khu vực nơi 1 tỷ dân sinh sống.

Điều này có thể kéo theo những thay đổi hay tác động nhất định lên các mảng kiến tạo trên bề mặt.Trái đất hiện đang quay dần chậm lại trong 4 năm qua.

"Mỗi năm có trung bình khoảng 15-20 trận động đất lớn trên thế giới, nhưng năm 2018 chúng ta có thể chứng kiến gần gấp đôi con số này", Nhà nghiên cứu Bilham nhận định.

Theo nhà nghiên cứu Bilham, rất có thể các trận động đất mạnh sẽ xảy ra ở khu vực gần đường xích đạo, gây thiệt hại và ảnh hưởng tới khoảng 1 tỷ người sinh sống trong các vùng khí hậu nhiệt đới trên Trái đất.

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

Sự gia tăng đột biến về nhiệt độ xảy ra khi các nhà dự báo cảnh báo rằng, Trái đất có thể đang bước vào thời kỳ ấm áp đặc biệt kéo dài nhiều năm, do hai yếu tố chính là: phát thải khí giữ nhiệt tiếp diễn, chủ yếu do việc đốt dầu, khí và than đá; và sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng
Chung tay bảo vệ sự sống trên trái đất

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ô-dôn tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.

Chung tay bảo vệ sự sống trên trái đất
Return to top