ClockThứ Bảy, 21/01/2017 05:56

Trải nghiệm và gắn kết

TTH - Giúp tân sinh viên cũng như các bạn trẻ cảm nhận, hiểu rõ và yêu mến văn hóa, cảnh quan, con người và những giá trị bền vững của xứ Huế, Trung tâm Học liệu - Đại học Huế vừa phát động cuộc thi “Hành trình trải nghiệm và gắn kết Huế”.

Giới thiệu cuộc thi tại Trung tâm Học liệu Huế

Tham gia chương trình, cá nhân hoặc nhóm sẽ phải thiết kế chuỗi trải nghiệm Huế 100 giờ (khoảng 4 ngày, 4 đêm) dành cho tân sinh viên và các bạn trẻ nơi khác đến Huế học tập, sinh sống. Thí sinh tham dự từ 16 đến 30 tuổi và ưu tiên cho các bạn sinh viên Đại học Huế cũng như các trường cao đẳng, trung học trên địa bàn.

Tối đa 10 đề án lọt vào vòng bán kết sẽ được tư vấn để cộng tác với nhau nhằm tạo ra khoảng 3 chuỗi trải nghiệm và được hỗ trợ kinh phí để thử nghiệm các chuỗi trải nghiệm đó; các nhóm có thể kết hợp để tạo thành nhóm mới và thiết kế riêng một tờ rơi cho chuỗi trải nghiệm của mình. Đến vòng chung kết, các nhóm tác giả của 3 chuỗi trải nghiệm sẽ trình bày kết quả thử nghiệm đề án và thuyết phục Ban Giám khảo chính thức đầu tư thực hiện chuỗi trải nghiệm của mình.

Với phạm vi rất rộng, bao gồm giáo dục, môi trường, du lịch, văn hoá - nghệ thuật, sức khoẻ, thể dục thể thao, kinh tế, nông - lâm - ngư nghiệp… thí sinh tham gia được yêu cầu nghiên cứu những địa điểm, hoạt động văn hóa, du lịch nổi bật của Huế, phải phù hợp với thời tiết và nêu bật được giá trị văn hóa Huế; chi phí của dự án càng hợp lý thì càng có khả năng thuyết phục Ban Giám khảo.

Chị Tô Diệu Lan, đại diện Ban Tổ chức cho biết: "Đây không phải là cuộc thi khởi nghiệp mà mang tính khởi tạo và chỉ có một đề bài nhưng rất mở với nhiều lĩnh vực, giúp các bạn sinh viên thỏa sức sáng tạo và đưa ra nhiều hoạt động mới lạ". Chị Lan cũng khẳng định, đến vòng bán kết, mỗi nhóm sẽ được cấp 5 triệu đồng để “chạy thử” chương trình và sẽ có một cố vấn hỗ trợ trong suốt cuộc thi. Người cố vấn này cũng sẽ theo dõi và đánh giá tiến trình làm việc cũng như kết quả làm việc của mỗi nhóm. Đề án phải đảm bảo các yếu tố: Tinh gọn, có tính khả thi, có tính bền vững (dễ làm, truyền đạt đơn giản và có thể kế thừa về sau), được cộng đồng ủng hộ và đánh giá cao, đề án phải đưa ra một “thông điệp” cụ thể và tạo sự hấp dẫn đối với người tham gia.

Cuộc thi hứa hẹn là hoạt động thú vị dành cho các bạn trẻ trong năm nay, giúp các tân sinh viên và các bạn trẻ cảm nhận sâu, hiểu rõ và yêu mến văn hóa, cảnh quan, con người và những giá trị bền vững của xứ Huế. Thông tin chi tiết của cuộc thi và các thủ tục đăng ký đề án được đăng tải trên Fanpage: “Hành trình trải nghiệm và gắn kết Huế”. Hạn cuối nhận đề án vòng sơ tuyển là ngày 30/3/2017.

https://www.facebook.com/hanhtrinhtrainghiemvagankethue/?fref=ts

Ngự Giao

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”
Return to top