ClockThứ Năm, 12/02/2015 17:56

Trầm hương Thanh Phước

TTH - Nghề gia công trầm hương ở làng Thanh Phước, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà có từ mấy chục năm nay, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một công đoạn gia công trầm hương

Hiện trong làng có 10 hộ làm trầm cảnh và hàng chục hộ làm trầm hương với đa dạng các sản phẩm, chủ yếu là gia công trầm nụ, trầm xông và hương, ngoài ra còn xuất khẩu trầm miếng, trầm cảnh.

Anh Nguyễn Văn Hạnh người gắn bó với nghề làm trầm hương đã hơn hai chục năm nay cho biết: “Cơ sở sản xuất trầm hương của anh lúc nào cũng ổn định từ 7- 8 nhân công với thu nhập bình quân 150 ngàn đồng/người/ngày. Anh thường ra các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh để mua nguyên liệu, có khi thương lái đưa vào bán tận nơi. Sau khi gạn trầm thì trầm miếng dùng để xuất khẩu, phần còn lại xay thành bột dùng nguyên liệu làm hương trầm. Hiện gia đình anh sản xuất rất nhiều mặt hàng trầm, hương với đủ các mẫu mã trầm nụ, trầm xông và hương. Riêng trầm nụ có nhiều giá bán khác nhau (loại 120 ngàn/kg, 200 ngàn/kg có loại lên đến 1 triệu/kg). Anh Hạnh cho biết thêm ngoài việc gia đình có thu nhập ổn định từ việc làm trầm hương, nếu gặp may, có khi anh bán trầm cảnh lãi được vài chục triệu một cây bởi giá trầm cảnh rất đắt từ 20 triệu đến 30 triệu/kg.
Anh Lê Văn Điểu một trong những cơ sở sản xuất hương lớn nhất kể: “Gia đình anh chủ yếu sản xuất hương, so với công việc gạn trầm thì làm hương đơn giản hơn do đó giá nhân công rẻ hơn khoảng từ 100 ngàn/ngày hoặc là làm tính theo sản phẩm. Trước đây vì nguồn nguyên liệu chủ yếu là trầm khai thác tự nhiên rất thất thường, nhưng bây giờ trầm vườn (cây gió) được trồng nhiều nên nguồn nguyên liệu luôn dồi dào. Vì thế, cơ sở sản xuất hương của anh hoạt động quanh năm, lúc nào cũng đảm bảo công việc cho gần chục nhân công. Hương làm xong được các thương lái ở chợ Đông Ba, chợ đầu mối tới nhập nên không sợ đầu ra, có khi còn làm không kịp bán. Trừ chi phí mỗi năm, gia đình anh thu nhập khoảng 150 triệu đồng từ nghề làm hương".
Theo ông Phan Hữu Thương, trưởng thôn Thanh Phước, trong thôn có khoảng 30 cơ sở sản xuất trầm hương với quy mô tương đối lớn và rất nhiều hộ gia đình làm hương những lúc nông nhàn. Không những nhiều hộ gia đình làm giàu từ việc gia công trầm hương với thu nhập từ 120 đến 150 triệu/năm mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 150 trăm lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn người có thu nhập phụ từ các công đoạn gia công trầm. Ông Thương cho biết thêm, UBND thị xã Hương Trà đã đề ra kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy hình thành làng nghề sản xuất trầm hương Thanh Phước trong năm 2015 đồng thời mở rộng phát triển làng nghề gắn với du lịch nhằm quảng bá thương hiệu trầm hương Thanh Phước.
Làng nghề trầm hương truyền thống Thanh Phước đang phát triển mạnh và dần khẳng định uy tín, thương hiệu nghề. Cùng với việc mở rộng quy mô làng nghề, các cơ sở đang chú trọng chất lượng sản phẩm, mẫu mã và tìm hướng mở rộng đầu ra cho sản phẩm.
Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top