ClockThứ Năm, 20/02/2014 05:02

Trang thơ của Nhất Lâm

TTH - Nhất Lâm tên thật là Đoàn Nhất Lâm, sinh năm 1937 tại Quảng Trị, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.Đến nay, anh đã xuất bản 9 tác phẩm văn xuôi, 6 tác phẩm thơ. “Ngày em đến” là tập thơ mới nhất của anh (NXB Thuận Hóa tháng 1/2014 ). Ở tuổi gần 80 nhưng anh vẫn sáng tác đều về văn thơ và viết báo. Thơ anh là sự trải nghiệm cuộc sống. Đọc thơ anh, ta bắt gặp cái tình, vết khắc thế sự, hình ảnh quê nhà. Quê anh ở Quảng Trị nhưng Huế là nơi anh gắn bó với bao tình cảm bạn bè, vùng đất, sông nước hơn nửa đời người và cho sự nghiệp khoa học, giáo dục sau nay. Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin giới thiệu những bài thơ mới của anh trong tập thơ “Ngày em đến”.

Thu về

Mùa thu đã về công viên Huế
Tàn hè trẻ lại phượng hồng môi
Cửa sổ nhà em vàng ngày mới
Bông sứ hoàng cung đọng giữa đời
Triền sông miền cỏ trời dát bạc
Hoa cúc vàng rằm chợ làng quê
Mẹ lên chùa thành tâm hương nguyện
Phật trong ta người ơi bến mê
Cơn mưa thu Huế vừa tạnh vắng
Người về ngỡ lạc lối phố xưa
Lá bồ đề vòm trời xanh biếc
Nắng trải vàng sao mắt em mưa…
Huế gọi thu về đêm tím Huế
Ngày vàng sông vàng phố vàng cầu
Vàng công viên đàn chim chuyền nắng
Vàng em về thu chín vàng ngâu.
 
 
Rượu quê
Một đời là mấy vo tròn lại
Bất quá chưa đầy đôi mắt nai
Trăm năm hồ dễ đời biệt xứ
Ngoảnh lại thời gian nhuốm trần ai
Một nửa hồn ta neo xứ lạ
Còn lại mang về tạ dòng sông
Thưa cha mẹ thưa làng dòng họ
Lượng thứ cho con tội phiêu bồng
Chén rượu nhân sinh người chưa cạn
Vầng trăng thềm lạnh bạn hiền đâu…!
 
 
Đêm người say
 
Không còn sông mà hát
Ta ru ta thuyền trôi
Một đời ôm khôn dại
Người say đêm ru đời
Khi đời tàn ngọn lửa
Đêm cũng tàn năm canh
Em đã tàn xuân tứ
Ta lạc ta độc hành
Không còn sông mà hát
Người say ru đò trôi
Người say mộng là thật
Đêm cạn dòng trăng soi
Mình con đường hun hút
Hắt hiu khuya chân cầu
Đêm người say tìm bạn
Mình và bóng tìm nhau…
Ngữ Nhã (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Có mùa xuân nơi đó

Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết...

Có mùa xuân nơi đó
Return to top