ClockThứ Năm, 05/09/2013 05:32

Trang thơ Trần Ngọc Trác

TTH - Trần Ngọc Trác, bút danh Trần Trọng Văn, sinh tại Trúc Lâm, phường Hương Long, thành phố Huế. Hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Nguyên là phóng viên, biên tập viên chính Báo Lâm Đồng, Báo Tuổi Trẻ Lâm Đồng, Đạo diễn chính, Phó phòng biên tập Văn nghệ Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng, Chủ biên tập san văn nghệ Khát Vọng, hiện sống và viết ở Đà Lạt. Ngôi nhà anh đã thành nơi triển lãm tranh các họa sĩ trong và ngoài nước. Tập thơ “Rong chơi cho đã kiếp người”, Nhà Xuất bản Văn học - 2013, nói lên sự “Ham chơi” với những ngôn từ, có khi dịu êm, có khi bức bối, hay quặn thắt hoặc bùng lên như lửa. Song cuối cùng, chỉ đưa đến niềm tin chuyển mở cuộc đời đầy ắp kỷ niệm, làm thức dậy bao điều ân nghĩa, đằm thắm, chân tình. Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin giới thiệu cùng bạn đọc những bài thơ trong thi phẩm trên.

M tôi

Ngày xưa Mẹ ngồi bậu cửa

Mỏi mắt đợi con đi học về

Chiều nay rơm rạ ngùn hơi khói

Xa xót lòng con nỗi nhớ quê

Nhớ bát cơm ngon ngày giáp hạt

Càng thương đời mẹ lắm gian nan

Áo rách cơ may còn vá lại

Se quyện làm sao trái tim tan

Một ngày con không còn mẹ nữa

Trời cao như thể đã xa vời

Trái đất như thể vừa vụn vỡ

Và đời con như đứa không nhà

Bây giờ vĩnh viễn không còn mẹ

Đau đáu trầm kha chốn bụi trần

Con hiểu cuộc đời không có mẹ

Như mầm cây trong kiếp phù vân…

 

 

Đoản khúc cho con gái

Lối rẽ này

đã có người đi

Con hãy chọn cho mình lối khác

Cuộc đời

đa màu sắc như con đã biết,

Con hãy chọn cho mình màu sắc con yêu.

Đừng tin

một điều gì

khi còn ngờ vực,

Khi cuộc đời

chưa dang rộng vòng tay

Chẳng ai cho không

chả lấy chút gì,

Con phải đắn đo trước những điều rất thật.

Đừng sợ

tổn thương vì chuyện nhỏ

mà quên việc lớn;

Đừng ham lợi lộc nhiều, bỏ nghĩa làm ngơ.

Khó khăn

có cả vạn lần

cũng đừng chùn bước,

Huống chi một lần vấp váp đã ngừng đi

Đừng sợ

mình hình hài vóc hạc,

Mà không vươn tới phía chân trời.

Đoản khúc

không nói hết lời

mà cha muốn viết;

với những gì

tâm huyết ẩn vào trong.

Trường Thắng (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Return to top