ClockThứ Sáu, 12/11/2010 18:02

Trao đổi với đoàn công tác của Thái Nguyên về kinh nghiệm tổ chức Festival

TTH - Sáng 12/11, ông Ngô Hòa, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng đại diện một số ban ngành liên quan đã có buổi làm việc với đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên về kinh nghiệm tổ chức Festival. Thái Nguyên là tỉnh vừa được Chính phủ đồng ý cho phép tổ chức Festival Trà Quốc tế - Thái nguyên 2011.


Đại diện hai cơ quan cùng nhau ký kết phối hợp tuyên truyền

Từ những vấn đề bạn nêu, các thành viên trong đoàn làm việc của tỉnh đã trao đổi rất cởi mở, thân tình với mong muốn tỉnh bạn sẽ tổ chức thành công Festival Trà Quốc tế - Thái Nguyên 2011 đầu tiên của mình. Đặc biệt, với kinh nghiệm là Trưởng BTC 3 kỳ Festival Huế liên tiếp, ông Ngô Hoà đã trao đổi một cách khái quát về Festival, trong đó có nhấn mạnh một số điểm đặc trưng của Festival Huế:
 
Thứ nhất, với kỳ Festival đầu tiên, năm 2000, đó mới chỉ là Festival của người dân Thừa Thiên Huế. Đến kỳ Festival 2002, là Festival mang tầm quốc gia. Đến Festival 2004, 2006, tính quốc tế đã dần mở. Đến 2008, Festival Huế đã thể hiện tầm quốc tế rõ nét và đến kỳ Festival Huế 2010, thì tính quốc tế ấy đã thành hiện thực khi đã quy tụ được hơn 40 đoàn nghệ thuật đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu về tham dự và biểu diễn.
 
Thứ hai, Festival Huế luôn hướng về chủ đề chủ đạo “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”, trong đó có lựa chọn nội dung chính phù hợp với từng thời kỳ, như: Festival Huế với 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, hoặc 700 năm Huế - Phú Xuân... 
 
Thứ ba, với các kỳ Festival của Huế, một khẩu hiệu hàng đầu đã thành phương châm và cũng là mục tiêu phải đạt được là “Truyền thống, hiện đại, hoành tráng và an toàn”. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua các kỳ Festival, đặc biệt với Festival Huế 2010 vừa qua.
 
Thứ tư, trong mỗi kỳ Festival Huế, Ban Tổ chức luôn đề cao vai trò của người dân; trong đó nhấn mạnh, không ai khác mà chính người dân Thừa Thiên Huế là chủ thể, là chủ nhân của Festival Huế... 
 
Đồng Văn
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc

Chương trình sáng tác “Hành trình ký họa nét đẹp Phú Lộc 2024” sau 5 ngày diễn ra đã khép lại cùng hơn 200 tác phẩm ký hoạ với nhiều bút pháp, nội dung phong phú về mảnh đất và con người Phú Lộc.

Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Return to top