ClockThứ Bảy, 06/07/2019 09:17

Triển khai bệnh án điện tử: Vẫn còn nhiều khó khăn và lúng túng

Theo Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), đến thời điểm này mới có 14 cơ sở y tế trong cả nước sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

Hành trình từ bệnh án giấy đến bệnh án điện tửMong đợi bệnh án điện tửChính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, từ ngày 1/3/2019, các cơ sở y tế sẽ sử dụng bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh như trước kia.

Ông Trần Văn Tuyên, chuyên viên của Cục Công nghệ thông tin- Bộ Y tế cho biết, trước tiên việc thay thế này được áp dụng ở các bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.

Nhiều cơ sở y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai bệnh án điện tử.

Đến thời điểm này, mới có 14 cơ sở y tế trên cả nước bắt đầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo Thông tư 46 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, ông Tuyên cũng cho rằng, hiện nay việc triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn lúng túng.

Chi phí tốn kém

Hiện nay, chi phí cho phần mềm quản lý bệnh viện, phần cứng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin khá tốn kém. Đồng thời, với việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, việc đầu tư chữ ký số của người bệnh và bác sĩ thay cho chữ ký tươi trước đây không hề dễ dàng, bởi giá của một chữ ký điện tử khá đắt. Trong khi đó, Bộ Y tế vẫn chưa đưa giá công nghệ thông tin vào giá dịch vụ y tế hiện tại, gây khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh.

“Với 1 dịch vụ y tế, có 7 kết cấu thành phần trong giá dịch vụ y tế, nhưng hiện nay công nghệ thông tin lại không thuộc 1 trong 7 kết cấu đó. Vì vậy, Bộ Y tế đang xây dựng chi phí dịch vụ công nghệ thông tin thành kết cấu thứ 8, nhằm tạo thuận lợi cho việc đầu tư công nghệ thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử”- ông Tuyên cho biết.

Ông Trần Văn Tuyên cũng cho biết, về phần mềm quản lý bệnh viện, hiện nay Bộ Y tế chưa có chuẩn thống nhất cho toàn ngành y tế. Hầu hết, các đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh đều phải tự xoay xở, đầu tư phần mềm quản lý bệnh viện.

“Trước đây, khi các đơn vị triển khai bệnh án điện tử, trong phần hướng dẫn có quy định, nếu các phần mềm chính phục vụ cho cơ sở khám chữa bệnh tại bệnh viện đều có những tiêu chuẩn cụ thể. Nhưng, khó khăn hiện nay là mỗi một kết nối, các cơ sở chưa có những quy chuẩn chung. Hiện, Cục Công nghệ thông tin đang đề xuất để xây dựng, triển khai thành một ID chung”- ông Tuyên cho biết.

Lưu ý bảo mật thông tin của người bệnh                                      

Cũng theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

Việc đảm bảo bí mật thông tin của bệnh nhân khi thực hiện bệnh án điện tử là vô cùng quan trọng. Bởi hồ sơ bệnh án là 1 trong những tài liệu lưu trong Dữ liệu mật. Vì vậy, việc sử dụng, khai thác hồ sơ bệnh án điện tử phải được thực hiện theo quy định của Luật khám chữa bệnh.

Cần có quy định rõ là ai được mở và mở đến đâu, do đảm bảo bí mật cho người bệnh là một trong những lời thề của người thầy thuốc.

“Giám đốc bệnh viện phải ban hành quy chế khai thác hồ sơ bệnh án điện tử. Các đối tượng như sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong các cơ sở khám chữa bệnh thì được xem hồ sơ bệnh án điện tử đến đâu và được sao chép đến đâu để phục vụ cho việc nghiên cứu, công tác chuyên môn kỹ thuật, không được mang ra khỏi phạm vi quản lý hồ sơ trong máy tính”- ông Tuyên nêu rõ.

Bộ Y tế cho biết, lộ trình thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019 – 2023): Các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; các cơ sở khám, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Giai đoạn 2 (2024 – 2028): Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh chưa triển khai được phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý trực thuộc; văn bản báo cáo phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Đến cơ sở y tế đổi giấy phép lái xe

Thay vì đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, người dân có thể đến các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện đổi giấy phép lái xe (GPLX) sau khi khám sức khỏe. Mô hình này là đột phá trong việc nâng cao số lượng tham gia dịch vụ công toàn trình đối với thủ tục cấp đổi GPLX, góp phần nâng cao chỉ số chuyển đổi số của tỉnh thời gian qua.

Đến cơ sở y tế đổi giấy phép lái xe
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã

Ngày 20/3, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1/1/2024) và Luật Hợp tác xã (có hiệu lực từ 1/7/2024).

Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã

TIN MỚI

Return to top