ClockThứ Hai, 25/12/2017 19:11

Triển khai hiệu quả các biện pháp bảo vệ trẻ em

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ủy ban Quốc gia về trẻ em.

Mỗi năm cả nước có trên 2000 trẻ em bị bạo lực, xâm hạiTừ 1/10, muốn đăng hình trẻ em, phải được cha mẹ đồng ýPhát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017Từ 1/6 Luật trẻ em 2016 có hiệu lực: Nghiêm cấm bán rượu, bia cho trẻ emĐồng hành cùng trẻ em nghèo

Thông báo kết luận nêu rõ, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước chỉ đạo và có sự phối hợp trong triển khai thực hiện của tất cả các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo ra môi trường sống an toàn lành mạnh cho trẻ em, điều kiện tốt nhất để trẻ em thực hiện 4 nhóm quyền cơ bản của mình đó là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành là thành viên Ủy ban quốc gia rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phù hợp với quy định của Luật Trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp để bảo vệ trẻ em, chỉ đạo phân bổ, lồng ghép nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về trẻ em giai đoạn 2016-2020, thực hiện công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và những khuyến nghị của Ủy ban quyền trẻ em của Liên hợp quốc đối với báo cáo thực hiện Công ước, điều ước quốc tế có liên quan đến trẻ em mà Việt Nam tham gia.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp tiếp nhận thông tin trực tiếp từ Tổng đài điện thoại quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) và tham gia phát triển, hộ trợ các trường hợp trẻ em có nguy cơ hoặc bị bạo lực, xâm hại; phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ trẻ em.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương.

Đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

Các cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, điều kiện cần thiết để các thành viên Ủy ban quốc gia về trẻ em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đối với các vấn đề liên quan đến trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top