ClockThứ Ba, 25/07/2017 12:43

Triển khai nhiệm vụ, chủ động ứng phó bão số 4

TTH.VN - Sáng 25.7, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT tổ chức hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 4 với 6 tỉnh trọng điểm khu vực Bắc Trung Bộ. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTT chủ trì hội nghị.

Bão số 3 suy yếu, bão số 4 sắp hình thành trên biển ĐôngChủ động phòng tránh bão số 6Bão số 6 di chuyển chậm theo hướng ĐôngỨng phó với bão số 3: Ưu tiên bảo đảm an toàn cho người dânThủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1Một số tuyến đường bị ngập sâu do mưa lớn

Tại điểm đầu cầu tỉnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì, cùng đại diện các ban ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Theo dự báo, tình hình diễn biến bão số 4 (Sonca) hồi 10 giờ ngày 24/7 có vị trí tâm bão vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc; 111,1 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc), khoảng 160km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Dự báo, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 10 giờ ngày 25/7, vị trí tâm bão vào khoảng 18,3 độ vĩ bắc; 108,1 độ kinh đông, trên khu vực phía Nam Vịnh Bắc Bộ, cách đất liền các tỉnh Thanh Hóa- Quảng Bình khoảng 200km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì điểm cầu Thừa Thiên Huế

          Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 nên từ chiều 24/7 đến hết ngày 27/7 trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng. Lượng mưa phổ biến 100-200mm. Hiện nay, các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn, tổ chức trực ban theo dõi diễn biến của thời tiết, thực hiện vận hành theo quy trình đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Các tàu thuyền ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã vào bờ trú ẩn an toàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, công tác kêu gọi tàu thuyền đã được Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các địa phương ven biển sử dụng phương tiện thông tin tìm kiếm cứu nạn liên lạc, đài trực canh của các đơn vị kêu gọi tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển về nơi trú ẩn. Tổ chức sắp xếp neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn, kiên quyết ngăn không cho tàu thuyền ra khơi hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 688 tàu thuyền, đến nay hầu hết các phương tiện của tỉnh đã vào bờ và duy trì được thông tin liên lạc. Trong đó, có 3 phương tiện của Thuận An vào lưu trú tại Đà Nẵng; 1 phương tiện ở Phú Thuận vào cửa Gianh (Quảng Bình), tổng số có 39 lao động trên các phương tiện này. Theo kế hoạch chi tiết sơ tán, di dời dân khi có bão lụt, lũ quét và sạt lở đất, toàn tỉnh có trên 29.000 hộ/112.309 nhân khẩu.

Để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn, Ban Chi huy PCTT&TKCN tỉnh đã yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương triển khai một số giải pháp ứng phó các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, theo dõi sát diễn biến thời tiết, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt; thủy điện A Lưới căn cứ vào khả năng lưu lượng đến hồ để chủ động thông tin vận hành điều tiết cho huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kong; các chủ đầu tư công trình xây dựng cơ bản đang thi công dở dang, chỉ đạo nhà thầu thi công có phương án bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn về người, phương tiện, vật tư và tham gia trong các tình huống mưa lớn xảy ra gây ngập úng; có phương án chủ động chống ngập, bảo vệ cho hơn 25 nghìn ha lúa vụ hè thu và hàng nghìn ha hoa màu.

Gia cố lồng cá trước bão số 4 tại Phú Vang

Tại buổi họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhấn mạnh theo dự báo của Trung tâm khí tượng Trung ương, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Vùng ảnh hưởng rộng lớn do vậy, các địa phương cần chủ động các phương án đối phó, không chủ quan, đặc biệt là đảm bảo an toàn về tính mạng con người trên các tàu thuyền và bảo vệ nhiều vùng sản xuất trước nguy cơ ngập úng. Mưa lớn nhiều nơi do vậy, các địa phương cần rà soát các vùng có nguy cơ sạt lở đất đá, vùng ngập úng để có phương án bảo vệ các công trình xây dựng, nhà ở của người dân cũng như cảnh báo người dân không đến các ngầm, đập thủy lợi, thủy điện…

Trong buổi họp trục tuyến, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Phương cũng đã triển khai một số nhiệm vụ đến các sở, ngành, địa phương về chủ động ứng phó với bão số 4. Theo đó, dự báo, bão số 4 chủ yếu đi theo hướng Tây, chiều tối nay sẽ đổ bộ vào Hà Tĩnh - Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh sẽ bị ảnh hướng lớn, ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu yêu cầu Ban quản lý các hồ thủy lợi, thủy điện theo dõi sát tình hình mưa bão để có phương án ứng phó kịp thời. Hiện vụ lúa hè thu đang vào thời kỳ trổ đòng, cần tăng cường kiểm tra hệ thống thủy lợi để đảm bảo cho việc tiêu úng nhằm giảm tối đa thiệt hại; vùng ven biển tăng cường kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền và người trên tàu thuyền để kiên quyết đưa lên bờ, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Xây dựng bám sát tình hình và kiểm tra các công trình đang thực hiện, nhất là đối với các công trình thi công ven biển để chỉ đạo nhà thầu thi công có phương án bảo vệ công trình xây, đảm bảo an toàn về người, phương tiện, vật tư và tham gia trong các tình huống mưa lớn xảy ra gây ngập úng. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các địa phương tăng cường công tác thông tin, cảnh báo mưa bão, nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất đá qua các phương tiện thông tin để người dân chủ động phòng tránh.   

          Tin, ảnh: Hà Nguyên         

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2: Chống ngập để phát triển bền vững

Câu chuyện chống ngập tại khu đô thị, khu công nghiệp (KCN) không phải là việc sớm chiều. Song, trước khi bàn đến những giải pháp dài hơi cần tính toán, giám sát việc triển khai, thi công các công trình. Việc này phải đặt trong mối tương quan, hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống dân sinh.

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2 Chống ngập để phát triển bền vững
Chủ động phương án ứng phó mưa lớn

Dự báo có mưa lớn, vùng tâm điểm mưa có nơi lên đến trên 800 mm, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện được yêu cầu vận hành để đưa về mực nước thấp nhất, sẵn sàng đón lũ; các địa phương tổ chức kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn trước ngày 25/11.

Chủ động phương án ứng phó mưa lớn
Return to top