ClockThứ Sáu, 29/04/2016 19:10

Triển lãm 76 hiện vật mỹ thuật cổ Phật giáo và Hindu giáo khu vực phía Nam

TTH.VN - Chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế diễn ra Triển lãm "Mỹ thuật cổ Phật giáo và Hindu giáo khu vực phía Nam". Triển lãm giới thiệu 76 hiện vật của hai nhà sưu tập tư nhân đến từ TP. Hồ Chí Minh là Trần Đình Sơn và Nguyễn Anh Tuấn.

Đây là bộ sưu tập những tác phẩm mỹ thuật Cổ Phật giáo và Hindu giáo thuộc sở hữu tư nhân lần đầu tiên được công bố, chứa đựng những giá trị cao về lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Những kiệt tác này chính là nguồn tư liệu quý giá, giúp bổ sung và củng cố thêm những bằng chứng về sự hiện diện từ khá sớm của các tộc người – là chỉ nhân của nền văn hóa cổ Chăm pa, Óc Eo và hậu Óc Eo.

Tham quan phòng trưng bày các tác phẩm

Nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn cho biết: Mỹ thuật cổ Phật giáo và Hindu giáo khu vực phía Nam hình thành và phát triển gắn liền với hai nền văn hóa lớn là, Văn hóa Chăm pa và văn hóa Óc Eo- hậu Óc Eo. Hầu hết các tác phẩm mỹ thuật cổ còn lại đến ngày nay đều có nguồn gốc từ khu vực miền Trung, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.Các đặc trưng phong cách nghệ thuật của những tác phẩm trong bộ sưu tập thể hiện rõ tính kế thừa và xuyên suốt trong quá trình hình thành, phát triển đời sống tinh thần khá phong phú gắn liền với tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân cổ trên vùng đất này cách đây hàng thế kỷ.

Đại đa số các tác phẩm đều thể hiện dưới dạng tượng tròn, phù điêu, bán phù điêu. Nguyên liệu dùng để chế tác chủ yếu là sa thạch, gỗ và kim loại. Để hoàn thành một tác phẩm nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn từ việc phác thảo, tạo hình, tiến hành chạm khắc gia công khuôn đúc và làm nhẵn.

Chủ đề chính của những tác phẩm điêu khắc gỗ Phât giáo và Hindu giáo là hình tượng các vị Phật, Bồ Tát, cho đến các vị thần và linh vật trong huyền thoại Ấn Độ như Shayamuni, Vichusu, Shiva, Brahma... Ngoài ra, còn có một số tác phẩm dùng trong thờ cúng được chế tác bằng bạc như các loại đồ dùng được tạo dáng thanh bai và được chạm khắc tinh xảo.

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm

“Sự có mặt của những tác phẩm điêu khăc cổ Phật giáo và Hindu giáo trên vùng đất này thông qua các con đường giao lưu, trao đổi những vật phẩm bằng đường biển, hoặc theo chân các nhà truyền giáo góp phần làm giàu thêm văn hóa bản địa và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển các trung tâm tôn giáo- văn hóa-kinh tế”- nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn nhấn mạnh.

Triển lãm đến hết ngày 4/5.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Văn hóa Việt Nam qua Triển lãm 'Không gian Văn hóa Việt' tại Mỹ

Những vật phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam như mô hình trống đồng, Khuê văn các, trang phục áo dài trên chất liệu lụa truyền thống, gốm Chu đậu, đồ sơn mài, mây tre... đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ lựa chọn kỹ càng mang tới trưng bày tại triển lãm mang tên “Không gian Văn hoá Việt Nam”.

Lan tỏa Văn hóa Việt Nam qua Triển lãm Không gian Văn hóa Việt tại Mỹ
“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Triển lãm ảnh “Cội mai vàng Tịnh Tâm”

“Cội mai vàng Tịnh Tâm” là tên triển lãm ảnh của cư sĩ Lê Văn Lợi được trưng bày tại Điểm gặp liên văn hóa (đường Bạch Đằng, TP. Huế) từ ngày 28/3 đến 3/4.

Triển lãm ảnh “Cội mai vàng Tịnh Tâm”
Hội ngộ “Những người bạn”

Nhóm các họa sĩ đến từ nhiều nơi đã nặng lòng với Huế để rồi vẽ nên những tác phẩm về vùng đất được mệnh danh “vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được” như tiếng lòng kỷ niệm với xứ Cố đô.

Hội ngộ “Những người bạn”

TIN MỚI

Return to top