ClockThứ Hai, 27/02/2017 18:10

Triển lãm “Giao thương Nhật – Việt trong lịch sử”

TTH.VN - Đó là tên của cuộc triển lãm vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khai mạc chiều 27/2 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, do Trung tâm BTDT Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp thực hiện, chào mừng chuyến thăm lịch sử của Nhật Hoàng và Hoàng hậu đến Việt Nam và cố đô Huế vào đầu tháng 3/2017. Đại diện lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đến dự.

Quan khách và người yêu thích cổ vật tham quan triển lãm

Quan hệ ngoại giao, thương mại Nhật - Việt hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 16, nhất là trong thời kỳ mậu dịch châu ấn thuyền - thời kỳ chính quyền Nhật Bản đã cấp châu ấn trạng cho nhiều thuyền buôn đến buôn bán, giao thương Việt Nam. Thuyền buôn Nhật Bản nhập khẩu đồ sứ, đại bác, thuốc súng, giấy, các loại khoáng sản… và mua đồ gốm, trầm hương, tơ tằm, các loại nông sản từ Việt Nam về Nhật Bản.

“Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” giới thiệu bộ sưu tập gốm Hizen hoa lam; bộ sưu tập đồ sứ đại diện cho bốn dòng đồ sứ màu nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ 17-18 (gồm: Kakiemon, Imari, Kutani và Nabeshima) và sưu tập gương đồng Nhật Bản do dòng họ Fujiwara lừng danh ở Nhật Bản chế tác vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18.

Triển lãn còn giới thiệu các cổ vật của Việt Nam từng là những mặt hàng được thương nhân Nhật ưa chuộng; một số văn thư trao đổi giữa chính quyền chúa Nguyễn với chính quyền Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17; những văn bản mua bán hàng hóa giữa thương nhân Nhật Bản với thương nhân Việt Nam và phiên bản 3 bức tranh cuộn nổi tiếng phản ánh mối quan hệ thương mại mật thiết Nhật - Việt trong các thế kỷ 17-18.

Triển lãm mở cửa từ nay đến ngày 5/5/2017; trong đó, miễn phí tham quan từ ngày khai mạc đến 26/3.

Một chiếc dĩa gốm Hizen của Nhật Bản thế kỉ XVII

Gương đồng Nhật Bản

Trầm hương ở Đàng Trong là một trong những mặt hàng được thương nhân Nhật Bản ưa chuộng thời bấy giờ.

Sừng tê giác ở Đàng Trong là một trong những mặt hàng được thương nhân Nhật Bản thời kì thương mại châu ấn thuyền tìm mua để nhập khẩu vào Nhật Bản

Tin: Đồng Văn

Ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Return to top