Triển vọng mới để giải cứu Hy Lạp
TTH.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro hôm qua (7/7), Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã xây dựng được cam kết tìm kiếm những giải cứu mới vào phút cuối, trước khi các ngân hàng Athens hết tiền.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ tổ chức thêm một hội nghị thượng đỉnh nữa vào ngày 12/7 để thông qua một kế hoạch hỗ trợ Hy Lạp nếu các chủ nợ nhận được đề nghị vay tiền và cam kết cải cách của Hy Lạp.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trông đợi một yêu cầu vay vốn chính thức từ Athens vào hôm nay (8/7) và chi tiết về phương thức hợp tác của Hy Lạp để giải cứu nền kinh tế vào ngày mai (9/7), trong một nỗ lực để tìm kiếm sự chấp thuận của quốc hội Đức.
![]() |
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Thủ tướng Ý Matteo Renzi (từ trái sang) trong hội nghị thượng đỉnh khu vực châu Âu tại Brussels, Bỉ ngày 7/7 – Ảnh: EPA |
"Chúng ta đều đang chia sẻ trách nhiệm đối với khu vực đồng euro", bà Merkel tuyên bố.
Thủ tướng Áo Werner Faymann cảnh báo, nếu không có thỏa thuận vào ngày 12/7, các chính phủ khu vực đồng euro sẽ phải chuẩn bị "Kế hoạch B" khi Hy Lạp mất tất cả quyền ở lại khu vực này.
Đứng trước tình hình các ngân hàng Hy Lạp nhanh chóng cạn kiệt tiền chỉ trong vài ngày qua, ông Tsipras cố gắng thuyết phục 18 nhà lãnh đạo khác của khu vực đồng euro để nhận được khoản vay mới.
Các nguồn tin tại Brussels, Bỉ cho hay, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đảm bảo rằng, các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục cho Hy Lạp vay trong tuần này một khi các cuộc đàm phán được tiến hành.
Ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Tsipras đã gặp riêng nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & The Guardian)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
- Lãnh đạo Mỹ-Hàn sẽ tham dự hội nghị trực tuyến trong Ngày Trái đất (03/03)
- Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19 (03/03)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân