ClockThứ Hai, 18/01/2016 10:18

Triều Tiên thử hạt nhân, Đông Bắc Á “dậy sóng”

TTH.VN - Tính đến thời điểm hiện nay, dù tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch của Triều Tiên chưa thể kiểm chứng, song đây vẫn là hồi chuông đáng báo động về sức mạnh hạt nhân của Bình Nhưỡng. Sự việc khiến khu vực Đông Bắc Á một lần nữa “dậy sóng”, đồng thời thúc đẩy các cường quốc khu vực và thế giới xích lại gần nhau hơn.

Mỹ - Nhật - Hàn đoàn kết chống mối đe doạ hạt nhân Triều TiênMỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt “quan hệ thương mại thông thường” với Triều TiênMỹ - Nhật bắt tay đối phó với Triều TiênLHQ họp khẩn vụ thử bom Hydro của Triều TiênMỹ - Nhật - Hàn đoàn kết chống mối đe doạ hạt nhân Triều TiênMỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt “quan hệ thương mại thông thường” với Triều TiênMỹ - Nhật bắt tay đối phó với Triều TiênLHQ họp khẩn vụ thử bom Hydro của Triều Tiên

Sau khi tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch hôm 6/1, Triều Tiên lập tức vấp phải “những cơn bão” chỉ trích và phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Nhiều quốc gia, tổ chức thế giới bắt đầu thảo luận các biện pháp trừng phạt mở rộng đối với Bình Nhưỡng, nhằm đẩy nước này vào thế ngày càng bị cô lập sau vụ thử hạt nhân.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn ngay sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.  Ảnh: AFP

 

Phản ứng của Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye ngày 13/1 tuyên bố sẽ có các biện pháp làm cho Triều Tiên phải cảm thấy “thực sự hối tiếc” bởi vụ thử hạt nhân đang bị toàn cầu lên án. “Hàn Quốc sẽ phát huy hết sức nỗ lực ngoại giao để có được sự quyết tâm mạnh mẽ nhất, bao gồm cả những biện pháp trừng phạt mới được Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc (LHQ) thông qua để khiến Triều Tiên phải thay đổi thái độ. Các đồng minh thân cận sẽ nắm tay nhau vào những thời điểm khó khăn và rắc rối”, bà Park Geun Hye khẳng định.

Bên cạnh đó, Tổng thống Hàn Quốc cũng tin rằng, “Trung Quốc sẽ đóng một vai trò cần thiết trên cương vị thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ” để thúc đẩy việc áp dụng “các nghị quyết mạnh mẽ nhất” nhằm trừng phạt Triều Tiên.

Theo bà Park Geun Hye, vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên đang tạo ra “một sự thay đổi nghiêm trọng đối với tình hình an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và toàn thế giới, đồng thời làm thay đổi sâu sắc bản chất của vấn đề hạt nhân Triều Tiên”. 

“Mối đe dọa an ninh của Nhật và Mỹ”

Trước tuyên bố của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi vụ thử bom mới nhất là “mối đe dọa đối với an ninh của Nhật Bản”, đồng thời cho rằng Tokyo tuyệt đối không thể khoan nhượng trước vụ việc này.

Tại thành phố Funabashi, tỉnh Chiba, Nhật Bản hôm 10/1, lực lượng lính dù tinh nhuệ của nước này tổ chức cuộc tập trận thường niên trong bối cảnh tình hình khu vực Đông Bắc Á đang trở nên căng thẳng. Cuộc tập trận kéo dài khoảng 1 giờ với sự tham gia của 300 binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và sự xuất hiện của 21 máy bay, trong đó có 7 máy bay CH-47JA Chinooks và một máy báy trực thăng chiến đấu AH-64D Apache, cùng hàng chục phương tiện quân sự bao gồm cả xe tăng Type 10.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền tự do của người dân, cũng như bảo vệ tự do trên bộ, trên không và trên biển. Để thực hiện điều này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần chuẩn bị sẵn sàng khả năng đối phó với mọi tình huống khẩn cấp có nguy cơ xảy ra.

Hôm 10/1, Mỹ triển khai một máy bay ném bom B-52 có khả năng mang tên lửa hạt nhân tới Hàn Quốc. Hành động được cho là nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Cùng ngày 10/1, Washington cân nhắc việc triển khai một tàu sân bay đến bán đảo Triều Tiên trong tháng 2 tới đây. Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, một tàu sân bay có thể sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Hàn với mục đích gửi thông điệp cảnh báo tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, người khẳng định vụ thử bom nhiệt hạch là một biện pháp phòng vệ trước những gì mà nước này gọi là “mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Mỹ”.

Đáng chú ý, Hạ viện Mỹ ngày 12/1 thông qua dự luật mở rộng trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa Ed Royce cho hay: “Dự luật áp dụng các biện pháp mới gây sức ép lên tài chính của Bình Nhưỡng, nhằm cô lập nguồn tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và các quan chức hàng đầu Triều Tiên trong ngân hàng nước ngoài, cũng như các nguồn ngoại tệ mạnh để duy trì quyền lực của họ”.

Hợp tác đối phó

Trong một thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, đặc phái viên cấp cao về hạt nhân Hàn Quốc Hwang Joon-kook có hội đàm với người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản tại thủ đô Seoul vào ngày 13/1. Tại cuộc hội đàm, các bên thảo luận biện pháp song phương và đa phương, trong đó có cả một nghị quyết “mạnh mẽ và toàn diện” của Hội đồng Bảo an LHQ.

Bất chấp những chỉ trích gay gắt và động thái mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trước vụ thử hạt nhân mới đây, lãnh đạo Triều Tiên ngày 13/1 tuyên bố sẽ mở rộng cả quy mô lẫn sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân nước này, với mục đích tấn công hạt nhân vào “các đế quốc do Mỹ dẫn đầu vào bất cứ lúc nào, trong bất cứ không gian nào nếu họ đe doạ, khiêu khích và xâm phạm chủ quyền của Bình Nhưỡng”.

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho June Hyuck nói rằng, ngay sau cuộc hội đàm nói trên, ông Hwang Joon-kook sang Trung Quốc vào ngày 14/1 để tiến hành một cuộc thảo luận tương tự với người đồng cấp Trung Quốc. Tiếp đó, đặc phái viên cấp cao về hạt nhân Hàn Quốc dự kiến tới Moscow vào ngày 19/1 tới đây, nhằm thảo luận với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Igor Morgulov về việc đối phó với vụ thử hạt nhân bị quốc tế chỉ trích của Triều Tiên. 

Phát biểu tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên Cho June Hyuck nêu rõ: “Bằng một loạt các cuộc hội đàm, Hàn Quốc sẽ tìm cách đưa ra một phản ứng chung của cộng đồng quốc tế đối với hành động khiêu khích nghiêm trọng của Triều Tiên”.

Trong một động thái liên quan, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thông báo, các quan chức ngoại giao cấp cao nước này cùng những người đồng cấp đến từ Hàn Quốc và Mỹ sẽ nhóm họp vào ngày 16/1 tại thủ đô Tokyo để thảo luận về phương thức đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Bình Nhưỡng. Ông Fumio Kishida nhấn mạnh rằng: “Kế hoạch lần này là nhằm khẳng định quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa ba bên trong việc đối phó với Triều Tiên”.

LÊ THẢO (Tổng hợp và lược dịch từ Yonhap, Nikkei & CNN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhìn lại thế giới 2023: Đông Bắc Á xích lại vì lợi ích chung

Khu vực Đông Bắc Á đã có một năm ngoại giao 2023 nhiều biến động, trọng tâm là ba cường quốc kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với các trục quan hệ xoay quanh ba cường quốc này vẫn là yếu tố chính chi phối mọi chuyển động quan hệ ngoại giao của khu vực.

Nhìn lại thế giới 2023 Đông Bắc Á xích lại vì lợi ích chung
Kỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng của hiệp định RCEP

Một năm kể từ khi được thực thi, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới đã mang đến một cú hích kịp thời cho tăng trưởng dài hạn và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Kỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng của hiệp định RCEP
Return to top