ClockChủ Nhật, 16/04/2017 08:41

Trở lại chuyện “cột mốc vĩnh cửu”

TTH - Trong câu chuyện của mình, ông nhắc đến cố nhân - Hòa thượng Thích Chơn Thiện. Ông bảo cứ nhớ mãi lời hòa thượng khuyên ông "làm việc thiện cũng phải biết kiên trì"...

Khoảng giữa năm 2015, tôi có bài viết nhan đề "Cột mốc vĩnh cửu", kể về chuyện ông Dương Đình Vinh, một chuyên gia chế tác nhà rường nổi tiếng của Huế, phát tâm hiến tặng một ngôi nhà rường tuyệt đẹp 3 gian 2 chái cho tỉnh Kiên Giang để mang ra dựng tại Phú Quốc làm đền thờ vua Gia Long - người có nhiều duyên nợ với vùng đất Kiên Giang - Hà Tiên - Phú Quốc; và thờ hơn 500 thường dân của đảo Thổ Chu (Phú Quốc - Kiên Giang) bị quân Pol pot sát hại dã man đầu năm 1975.

Thời điểm chấp bút viết bài báo là lúc biển Đông đang dậy sóng với những hành vi xâm phạm hết sức ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cũng chính vì trong bối cảnh ấy mà ông Vinh nảy sinh ý định hiến tặng ngôi nhà rường để làm đền thờ, bởi theo ông, một ngôi đền thờ khi đã bén rễ vào tâm thức người dân, trở thành chốn linh thiêng của tất cả mọi người thì không ai và không bao giờ có thể phá được. Đó là "cột mốc vĩnh cửu". Một ý tưởng quá hay và quá đáng trân trọng. Sau đó, ông Vinh cho biết, có một chủ doanh nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh nhân ra Huế tìm ông nhờ chế tác một ngôi nhà rường đúng chuẩn để làm nơi thờ tự của dòng tộc, khi nghe ý tưởng về "cột mốc vĩnh cửu" đã không thể kìm được lòng, đề nghị cho mình được cùng tham gia bằng cách cúng loại gỗ chịu được nắng gió và nước biển để tăng độ bền vững cho công trình. Doanh nghiệp này còn đề xuất nên có nhiều "cột mốc" như thế cho biển đảo quê hương và hứa sẽ đồng hành cùng ông Vinh trong hành trình ý nghĩa này.

Bẵng đi một thời gian, cuối tuần vừa rồi ghé thăm ông, tôi hỏi lại công trình "cột mốc vĩnh cửu". Ông cười buồn, cho hay ngôi nhà rường dự kiến hiến tặng vẫn nằm yên vị tại Huế. Hỏi lý do? Hay là ông đã... đổi ý (?). Ông xua tay, bảo không phải chuyện chơi mà hứa bậy. Bây giờ ông vẫn đang giữ nguyên tâm nguyện ban đầu. Chỉ có điều, Kiên Giang lại có người tỏ ra... nghi ngờ thiện ý của ông. Nguyên do bởi giá đất Phú Quốc bây giờ đang nóng sốt, người ta sợ sau khi "hiến tặng" và dựng xong ngôi đền ở Phú Quốc, ông sẽ có đề nghị này đề nghị nọ, mà... "sợ" nhất là đề nghị "một mảnh đất" cho dự án nào đó tại Phú Quốc, sẽ rất khó ăn khó nói v.v.... "Người ta không thể tin là tôi hoàn toàn vô tư với ý nguyện của mình, buồn nhất là có người còn cho rằng chỉ có... "điên" mới hiến tặng vô điều kiện", ông Vinh trải lòng.

Trong câu chuyện của mình, ông Vinh nhắc đến cố nhân - Hòa thượng Thích Chơn Thiện. Ông bảo cứ nhớ mãi lời hòa thượng khuyên ông "làm việc thiện cũng phải biết kiên trì". Cho nên, dù hơi buồn một chút nhưng ông không thất vọng. Rồi người ta sẽ hiểu ông và rồi những ý tưởng tốt đẹp sẽ thành tựu, đơn giản bởi chúng là những điều tốt đẹp - tôi cũng có niềm tin mạnh mẽ như vậy.

HIỀN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hòa thượng Thích Chơn Thiện viên tịch

Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã viên tịch vào lúc 10h 50 ngày 08/11/2016 (nhằm ngày 09 tháng 10 năm Bính Thân), tại Tổ đình Tường Vân, TP. Huế sau thời gian lâm bệnh.

Hòa thượng Thích Chơn Thiện viên tịch
Tiếp tục giới thiệu Hòa thượng Thích Chơn Thiện ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Sáng 2/3, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế tổ chức hội nghị giới thiệu Hòa thượng- tiến sĩ Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự TW, Trưởng ban Giáo dục tăng ni TW, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế tái cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021.

Tiếp tục giới thiệu Hòa thượng Thích Chơn Thiện ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV
Vị đại biểu trong lòng dân

Ngoài 70 tuổi nhưng Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Tiến sĩ Phật học, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII vẫn có rất nhiều đóng góp đầy tâm huyết, có hàm lượng trí tuệ cao tại diễn đàn Quốc hội.

Vị đại biểu trong lòng dân
Return to top