ClockThứ Hai, 09/07/2018 09:51

Trợ lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

TTH - Khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN); triển khai các đề án hỗ trợ, nghiên cứu, xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý cho DNVVN…là những nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng vừa ban hành về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DNVVN.

Chính sách hỗ trợ DNVVN đã triển khai từ lâu với nhiều nghị định của Chính phủ nhưng hiệu quả thực sự chưa rõ rệt; nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích và chung chung. Đây là lý do chỉ có 20-30% DNVVN được tiếp cận các chương trình hỗ trợ. Thực trạng nàykhiến các DNVVN đang rất mong chờ vào “cứu cánh” mới: Luật Hỗ trợ DNVVN.

Dự luật mới này sẽ giúp DN gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động, thông qua việc thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ trên cơ sở hỗ trợ có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế, lợi thế của từng địa phương và nguồn lực của quốc gia.

Những sự hỗ trợ của luật này hoàn toàn phù hợp với các cam kết quốc tế (hỗ trợ chứ không trợ cấp); không tạo ra sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng giữa các DN. Bởi luật có phân chia các nhóm DN ở các mức hỗ trợ khác nhau, không bao cấp cho các DN thiếu năng lực, không có khả năng phát triển và có nguy cơ giải thể, phá sản.

Hỗ trợ tín dụng không phải chỉ liên quan đến ngân hàng mà là quỹ tín dụng DNVVN và quỹ bảo lãnh tín dụng. Trong đó, quỹ bảo lãnh phải vận hành với tính chất bảo lãnh chứ không buộc các DN phải thế chấp như chính sách ở một số tỉnh, thành đang vận hành, khiến quỹ hoạt động không hiệu quả.

Kinh nghiệm ở nhiều nước hỗ trợ DNVVN thành công thì tín dụng địa phương đóng vai trò chính trong hỗ trợ tín dụng, vì vậy quy định và chế định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền địa phương. Luật Hỗ trợ DNVVN đưa thêm vị trí vai trò của Quỹ Phát triển DNVVN để Quỹ thành chỗ dựa của DN.

Thông điệp đó được đặt ra trong Nghị quyết về Quy định một số chính sách hỗ trợ DNVVN đã thông qua tại Kỳ họp chuyên  đề lần thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII vừa qua. Các chính sách hỗ trợ chung tại nghị quyết khá cụ thể, bao gồm hỗ trợ về tài chính, tín dụng; hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ nguồn nhân lực; hỗ trợ mở rộng thị trường và hỗ trợ thông tin, tư vấn.

Trong nhóm các chính sách này, việc các DNVVN được Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tính dụng DNVVN tỉnh, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển trên địa bàn tỉnh nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng; hỗ trợ bảo lãnh... một số thủ tục quan trọng khác đã đặt ra được một số cơ chế cơ bản về mặt chính sách.

Sau vài năm đi vào hoạt động, Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng DNVVN Thừa Thiên Huế  đã có các dự án hỗ trợ vốn thiết thực, tiếp sức cho DNVVN. Đến nay, Quỹ đã tiến hành thẩm định gần 10 dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng; đàm phán ký kết hợp đồng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng theo quy định...

Thừa Thiên Huế hiện có hơn 6.000 DN, trong đó chủ yếu DNVVN và siêu nhỏ. Luật Hỗ trợ DNVVN hy vọng sẽ trợ lực thiết thực cho khối DN này.

BẠCH QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Tự hào “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”

Chiều 10/4, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Trường THCS Phạm Văn Đồng (TP. Huế) tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.

Tự hào “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

TIN MỚI

Return to top