Trở về miền nhớ
TTH - Quá khứ chiến tranh ác liệt đã qua nhưng ký ức về những ngày sát cánh cùng đồng đội trải qua hai cuộc chiến vẫn còn đó. Là “gạch nối” của hai thời chiến tranh và hòa bình, ông Phan Thanh Toàn (tên thường gọi là Biểu) đã dạy con yêu nước từ chính câu chuyện đời mình.
Chúng tôi đến nhà của ông Toàn ở đường Nguyễn Lộ Trạch, phường Xuân Phú (TP Huế) khi ông trở về từ bệnh viện được mấy ngày. Sợ căn bệnh người già ở tuổi 83 sẽ lấy mất một phần ký ức xưa, nhưng khi mở lời trực tiếp, ông khoát tay bảo: “Chuyện thời bình có thể quên, những năm tháng chiến đấu mãi còn nhớ”.
![]() |
Ông Toàn kể lại câu chuyện thời chiến |
Sinh ra trong gia đình giác ngộ cách mạng, từ nhỏ, ông Toàn đã nung nấu ý chí được cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Ông Toàn kể, thời đó không kể lớn nhỏ, biết nhận thức là biết căm thù giặc. Nơi ông ở là xã Hồng Thủy, huyện Hương Thủy (nay là xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) là địa phương sục sôi ý chí chiến đấu, nên trong dòng máu của ông cũng có tư tưởng phụng sự Tổ quốc. Tháng 8/1945, ông Toàn nhận nhiệm vụ làm Đội trưởng Đội thiếu niên tiền phong xã Hồng Thủy, do Bí thư chi bộ lúc đó là Lê Đình Trang bổ nhiệm, giao nhiệm vụ tổ chức canh gác bảo vệ nhân dân, bảo vệ cán bộ, nhưng chính yếu nhất là canh gác các cuộc họp của chi bộ và kịp thời báo cáo khi giặc đến bất ngờ.
Vùng đất Thanh Thủy Chánh lúc đó là một trong những căn cứ địa của cán bộ tỉnh, huyện, bộ đội chủ lực tỉnh. Mới 13 tuổi, ông Toàn đã ý thức được tinh thần trách nhiệm rất cao. “Đó gần như là một nơi nuôi dưỡng cán bộ để hoạt động nên nhận nhiệm vụ vừa tự hào nhưng cũng luôn phải hết sức cố gắng”, ông Toàn khẳng định. Đội thiếu niên tiền phong của ông có khoảng 20 người, gồm cả nam nữ, tuổi chừng 13-14, nhưng ai cũng gan dạ, hiểu rõ các mật lệnh. Họ chia làm 3 điểm bảo vệ là cầu Chùa, Phường Trung và Phường Nam. Hễ phát hiện địch, hoặc những người khả nghi, những đội viên lập tức ra ám hiệu “trâu ra” để cán bộ kịp sơ tán trước khi bị phát hiện. Ông Toàn nhớ lại, khó nhất khi làm nhiệm vụ là những ngày thời tiết sương mù, địch đến gần mới thấy được. Tuổi nhỏ, nhưng ông và đồng đội không nao núng khi địch đến. Ông Toàn bảo: “Làm lúc đó không ai sợ chết cả. Tinh thần hăng hái, như tiếng Huế mình nói là dễ sợ lắm”.
Ông Toàn cho biết: “Hồi đó khao khát cầm súng lắm, nhưng tuổi nhỏ chưa được phép nên hễ nhiệm vụ gì được giao là hoàn thành tốt. Huyện ủy lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội từ thanh niên đến phụ nữ, nông dân đều tích cực nên Đội thiếu niên tiền phong cũng cố gắng hết mình”.
Dù không trực tiếp tham gia cầm súng cướp chính quyền, nhưng vai trò của Đội thiếu niên tiền phong lúc đó cũng góp phần làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng 8. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh, người Đội trưởng thiếu niên tiền phong Phan Thanh Toàn càng quyết tâm phấn đấu vì đất nước. Năm 1949, ông chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng, làm nhiều nhiệm vụ phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước, trở thành vị đại tá quân báo hết lòng vì Tổ quốc trước khi nghỉ hưu.
Chậm rãi sau câu chuyện thời chiến đầy cảm xúc, ông Toàn bảo, chiến tranh gian khổ, con người Việt Nam rèn được ý chí sắt đá, lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc. Truyền thống người Việt Nam kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc là truyền thống quý báu, lòng yêu nước cũng là thứ phải gìn giữ dù ở thời đại nào, do đó trong những bài học ông dạy con cháu không thiếu về bài học yêu nước. Ông Toàn tâm sự: “Tui có hai người con, một trai một gái, cả hai đã lập gia đình. Từ nhỏ đến lớn, tui vẫn thường hay lấy những câu chuyện về những cuộc chiến của đất nước, về tinh thần thép của người Việt Nam ra dạy con. Ví dụ thực tế nhất là câu chuyện về đời mình để dạy chúng dù làm gì, ở đâu cũng biết yêu nước, thương dân”.
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
- Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa VII (26/02)
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (26/02)
- Kiểm tra công tác bảo đảm hậu cần cho huấn luyện chiến sĩ mới (25/02)
- Đại biểu Quốc hội chuyên trách phải trong quy hoạch Thứ trưởng trở lên (25/02)
- Hội nghị toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử (25/02)
- Vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hoá dân gian (25/02)
- Cuộc chiến không khoan nhượng (25/02)
- Đảm bảo tiến độ hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp (25/02)
-
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
- Đại biểu Quốc hội chuyên trách phải trong quy hoạch Thứ trưởng trở lên
- Hậu quả đáng tiếc
- Lên đường nhập ngũ
- Tiếp bước truyền thống cha anh
- Xóa nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc
- Quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-19/2
- Từ 22/2, bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền thông điệp của Chương trình 1 tỷ cây xanh
-
Truy tìm người đàn ông va chạm giao thông, bỏ trốn tại hiện trường
- Sun Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và hỗ trợ viện phí cho khách hàng
- Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường
- Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm mai cảnh
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Cuộc chiến không khoan nhượng
- Từ 22/2, bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dân
- Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II năm 2021
- Phải làm rõ và xử lý nghiêm khắc
-
Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa VII
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
- Quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-19/2
- Từ 22/2, bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026