ClockThứ Sáu, 19/05/2017 13:41

Trưng bày những kỷ vật gốc về Bác

TTH - Nhân dịp kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế lần đầu tiên đưa 22 hiện vật gốc nằm trong Bộ sưu tập kỷ vật đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị vào tổ chức triển lãm ở Thừa Thiên Huế trong bộ triển lãm chuyên đề Câu chuyện đằng sau những kỷ vật. Triển lãm diễn ra từ ngày 18/5 đến 15/6/2017

Triển lãm Câu chuyện đằng sau những kỷ vật giới thiệu 120 tư liệu, hiện vật, tập trung vào hai nội dung chính: Kỷ vật kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ; và Thừa Thiên Huế với kỷ vật về Bác Hồ. Hiện vật trưng bày tại triển lãm hầu hết là hiện vật gốc, đặc biệt có 22 hiện vật gốc nằm trong bộ sưu tập kỷ vật đời thường của Bác Hồ. Những hiện vật gốc lưu niệm về Người dường như vẫn còn mang linh hồn, hơi ấm như lúc Người sinh thời. Vẫn còn đây đôi guốc mộc bình dị Bác đi thường ngày; chiếc gậy song được Người dùng từ những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc; chiếc quạt được làm từ lá cọ ở trong vườn Phủ Chủ tịch; chiếc máy đánh chữ Người thường dùng; chiếc bút mực, bút chì, thước kẻ, hòn đá chặn giấy Người dùng hàng ngày khi làm việc; bộ dụng cụ tập thể dục giúp Người rèn luyện sức khỏe… Bên cạnh những kỷ vật đời thường còn có bản thảo tác phẩm nổi tiếng như Vừa đi đường vừa kể chuyện; tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” xuất bản lần đầu tiên năm 1948….

Mỗi kỷ vật lưu niệm về Người là một câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thanh bạch, giản dị, hết lòng vì nước vì dân.

Chiếc quạt cọ đơn sơ thường dùng của Bác 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất giản dị và tiết kiệm. Trong cuộc sống hàng ngày từ việc ăn, ở, sinh hoạt đều bình dị như một người dân bình thường. Chiếc quạt làm bằng lá cọ là một trong những đồ dùng sinh hoạt bình dị, dân dã của Bác trong những ngày hè oi bức. Chiếc quạt do một đồng chí bảo vệ của Bác làm từ tàu lá cọ trong vườn Phủ Chủ tịch, cành cọ được cắt ngắn, phơi khô và ép lại thành một chiếc quạt. Bác rất thích chiếc quạt này và thường để nó ở đầu giường khi thời tiết nóng bức. Hiện vật tuy đơn sơ nhưng đã thể hiện rõ tình cảm của những người phục vụ được sống bên cạnh Bác và lối sống giản dị, quan tâm đến mọi người của Bác.

Chiếc quạt cọ đơn sơ Bác thường dùng

Có một mẩu chuyện kể lại rằng: Thời gian đầu về Thủ đô, Bác ở trong ngôi nhà của người thợ điện phục vụ trong Phủ Toàn quyền cũ. Phòng ở hẹp nên mùa hè rất nóng, Bác thường dùng chiếc quạt làm bằng lá cọ.

Có lúc thấy Bác ở chật chội, Bộ Ngoại giao đã mua cho Bác chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Nhân lúc Bác đi công tác, anh em phục vụ đã lắp máy điều hòa. Vừa về đến nhà, Bác hỏi cảnh vệ: “Này chú! Hôm nay nhà mình có mùi gì “hôi” quá” (khi lắp máy điều hòa, nhân viên phục vụ dùng lọ nước hoa khô cho thơm phòng). Biết không giấu được Bác, các đồng chí phục vụ phải trình bày lý do về chiếc máy điều hòa.

Không thấy Bác nói gì, nhưng đến chiều thì Bác bảo: “Các chú hãy mang chiếc máy điều hòa này cho anh em thương binh ở Hàng Bột. Hôm Bác đến thăm thấy các chú ấy ở nóng lắm. Còn Bác thì chưa cần”.

Chiếc bút máy của Bác Hồ

Trong công việc hàng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chiếc bút máy “Cửu Long” do Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà sản xuất. Qua nghiên cứu các loại sách, báo, bản thảo, tài liệu đánh máy, đối chiếu nét bút, nét mực các tài liệu ở kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhiều bản thảo, bài viết có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết bằng chiếc bút máy “Cửu Long” màu tím này.

Cũng bằng chiếc bút máy này Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã ký nhiều sắc lệnh tặng thưởng Huân chương, Huy chương các loại cho các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích, dũng cảm trong chiến đấu, trong sản xuất, học tập... Bác còn dùng chiếc bút này để ghi những điều quan trọng, những điều cần nhớ trong cuốn sổ tay nhỏ mà Người dùng để theo dõi tin tức trong nước, quốc tế và những việc cần làm..

Chiếc máy điện thoại Bác thường dùng ở nhà sàn

Để trực tiếp và thường xuyên nắm được tình hình chiến sự ở cả hai miền Nam, Bắc và có thể chỉ đạo kịp thời quân và dân ta thực hiện nhiệm vụ. Theo đề nghị của Văn phòng Phủ Chủ tịch, Bộ Tư lệnh Thông tin đã lắp ba chiếc máy điện thoại phục vụ Người. Nơi đặt máy là góc bên trái phía trong tầng 1 Nhà sàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc.

Chiếc máy điện thoại Bác thường dùng ở Nhà Sàn

Chiếc máy điện thoại có vỏ nhựa màu đen trong đợt triển lãm này là một trong ba chiếc máy điện thoại tại Nhà sàn, lắp năm 1966, được Người thường xuyên sử dụng để làm việc trực tiếp với các đồng chí trong Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu.

Bản thảo tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện”

Tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh T.Lan đăng trên 13 số báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 10/5/1961 đến ngày 6/8/1961 (trong đó có một số ngắt quãng không đăng). Nhà xuất bản Sự thật (nay là nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) xuất bản lần đầu tiên năm 1963. Sau đó nhiều nhà xuất bản đã tái bản cuốn sách này nhiều lần.

Đây là tác phẩm do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác giả. Song để hấp dẫn bạn đọc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy bối cảnh có thật là trên đường đi chỉ đạo Chiến dịch Biên giới năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể cho các chiến sĩ cùng đi nghe về thời kỳ hoạt động cách mạng bí mật trong thời gian Người ra đi tìm đường cứu nước đến trước ngày Cách mạng tháng Tám thành công (từ năm 1920 đến năm 1945).

Bản thảo viết tiếng Việt, bao gồm 3 bản: Bản thảo lần thứ nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tay và sửa; bản thảo lần thứ hai do Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh máy và sửa; bản thảo lần thứ ba do Văn phòng Chủ tịch đánh máy, Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa lại, sau đó gửi đăng báo. Toàn bộ các trang bản thảo lần thứ nhất và bản thảo lần thứ hai đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng mặt sau các trang bản tin, các trang tài liệu và các tờ lịch mà Người đã dùng để viết.

Điều đặc biệt của sưu tập tài liệu này, không chỉ là tài liệu nguyên gốc do chính Hồ Chí Minh viết; mà còn là tài liệu chỉ có một bản duy nhất, không có bản thứ hai.

Đây chỉ là 4 trong số 22 hiện vật gốc lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt tại triển lãm Câu chuyện đằng sau những kỷ vật; những giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà những kỷ vật mang lại góp phần thực hiện thành công việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Hoàng Liên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trưng bày chuyên đề về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Chiều 22/3, tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (đóng tại TX. Hương Thủy) đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam”.

Trưng bày chuyên đề về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TIN MỚI

Return to top