Trưng cầu ý dân là để dân quyết định
TTH.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định như vậy khi còn ý kiến chưa phân biệt được giá trị pháp lý giữa “trưng cầu ý dân” và “lấy ý kiến nhân dân”.
Đây là điểm đáng chú ý khi dự án Luật trưng cầu ý dân lần thứ hai được chủ tịch Hội Luật gia Nguyễn Văn Quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12-5.
Theo ông Quyền, “trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể”.
Hiến pháp 2013 xác định rõ: “Nhân dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp”.
Trưng cầu ý dân đã được thừa nhận rộng rãi như là một trong những giá trị của dân chủ trực tiếp trong xã hội hiện đại và rất nhiều nước đã ban hành Luật trưng cầu ý dân để điều chỉnh các mối quan hệ về trưng cầu ý dân.
Đến nay đã có 167/214 (khoảng 78%) quốc gia và vùng lãnh thổ có luật hoặc các quy định pháp lý về trưng cầu ý dân.
Trưng cầu những việc gì?
Về chủ thể có quyền kiến nghị vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân, dự thảo luật quy định hai phương án. Phương án một gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 đại
biểu Quốc hội đề nghị thì Quốc hội quyết định đưa vấn đề đó ra trưng cầu ý dân. Phương án hai quy định thêm Thủ tướng Chính phủ và Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN có quyền này.
Theo dự luật, kết quả cuộc trưng cầu ý dân phải đảm bảo số lượng cử tri nhất định theo công thức “quá bán kép”, cụ thể: “Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành”.
Riêng trưng cầu ý dân với Hiến pháp cần quy định nguyên tắc 2/3 cử tri đồng ý.
Đối với những vấn đề được đưa ra để trưng cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết có hai phương án được đưa ra, trong đó phương án một quy định khái quát nguyên tắc và phương án hai quy định từng vấn đề cụ thể.
“Đa số ý kiến của Ủy ban Pháp luật cho rằng những vấn đề đưa ra trưng cầu tùy thuộc vào tình hình ở từng thời điểm nhất định, do đó khó có thể liệt kê hết những vấn đề, lĩnh vực cụ thể” - ông Lý bày tỏ.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng nếu quy định những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là các nội dung thuộc phạm vi Hiến pháp quy định thì quá rộng.
“Tôi thấy có những vấn đề không thể đưa ra trưng cầu ý dân được, ví dụ vấn đề chia cắt lãnh thổ quốc gia, chẳng hạn như bàn giao vùng đất nào đó cho quốc gia khác hoặc chia cắt thành quốc gia khác thì không thể chấp nhận được” - ông Phước nêu ví dụ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề: “Cần làm rõ khi nào phải trưng cầu ý kiến nhân dân.
Tôi cho rằng đó là những vấn đề vượt qua thẩm quyền của Quốc hội, hoặc là những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội nhưng Quốc hội thấy rằng nếu mình quyết thì chưa đủ sức mạnh pháp lý nên đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân và phải tuân theo ý kiến của nhân dân”.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị làm rõ thẩm quyền các chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.
Ví dụ Chủ tịch nước với tư cách là nguyên thủ quốc gia, thống lĩnh lực lượng vũ trang thì với những vấn đề thuộc thẩm quyền, quan trọng như vấn đề lãnh thổ, vấn đề liên quan đến hòa bình, chiến tranh... thì Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội tiến hành trưng cầu ý dân.
“Trưng cầu” khác gì “lấy ý kiến”?
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn lưu ý trong khi chúng ta bị nhiều thế lực thù địch chống phá, cần nghiên cứu quy định như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tình hình đất nước.
“Lâu nay chúng ta chưa trưng cầu ý dân nhưng đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với nhiều vấn đề. Điều cần làm rõ là lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu ý dân khác nhau ở mức độ nào, hay chỉ khác nhau ở chuyện bỏ phiếu?” - ông Sơn hỏi.
Đồng thời ông cũng cho rằng cần quy định trường hợp trưng cầu ý dân mà vấn đề đưa ra không được nhân dân đồng ý thì có tổ chức trưng cầu lại hay không, hay lấy một lần không được thì bỏ luôn?
"Tôi cho rằng có những vấn đề đưa ra bị người dân phủ quyết chưa chắc đã có lợi cho đất nước, bởi có những vấn đề do tác động này khác hoặc do nhận thức nên trong thời điểm đó có thể nhân dân quyết định như vậy, nhưng thời điểm khác sẽ quyết định khác”, ông Sơn phát biểu.
Câu hỏi của ông Sơn nhận được lời đáp của ông Phùng Quốc Hiển: “Xin ý kiến nhân dân là tham khảo để giúp Quốc hội có quyết định đúng đắn. Nhưng trưng cầu ý kiến nhân dân là những vấn đề quan trọng, dân bỏ phiếu giống như cuộc bầu cử, tức là dân quyết định và Quốc hội phải quyết định theo ý dân”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Đã trưng cầu ý dân thì ý kiến của nhân dân là ý kiến quyết định. Đó là nguyên tắc, đã trưng cầu ý dân là do dân quyết định chứ Quốc hội không thể quyết định được”.
Theo Tuổi Trẻ
- Liên kết để phát triển. (07/12)
- Liên kết 6 nhà (06/12)
- Hiểu cảm xúc du khách để làm du lịch tốt hơn (06/12)
- Nhiều điển hình Khối thi đua Nội chính được khen thưởng (06/12)
- Khen thưởng 4 người dân giao nộp khối lượng lớn ma túy (06/12)
- Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Bắc Trung Bộ hỗ trợ trường hợp khó khăn hơn 252,6 tỷ đồng (06/12)
- Phong trào thi đua đã tạo động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ (06/12)
- Góp phần hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh (06/12)
-
Khen thưởng 4 người dân giao nộp khối lượng lớn ma túy
- Đi đầu trên mặt trận kinh tế
- Quy hoạch tài nguyên nước phải phù hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia
- Người dân phát hiện một vật thể lạ tại bãi biển xã Phú Thuận
- 257 quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh
- Phát triển đô thị Huế mang bản sắc riêng
- Tiếp nhận số lượng lớn nghi ma túy đá trôi dạt vào bờ biển
- Quy hoạch, điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo phải chặt chẽ
- Gặp mặt nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật
- Cần một cộng đồng kết nối
-
Đưa kết quả giải quyết phản ánh hiện trường vào thi đua, khen thưởng từ năm 2019
- Chiến sĩ an ninh làm dân vận
- Phát triển đô thị Huế mang bản sắc riêng
- Quy hoạch, điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo phải chặt chẽ
- “Kết chặt tay, dựng đời mới”
- Cử tri huyện Phong Điền quan tâm những vấn đề dân sinh
- Tập huấn quy trình “4 tại chỗ” trong giải quyết thủ tục hành chính
- Thí sinh Quảng Bình đoạt giải nhất tại hội thi báo cáo viên giỏi khu vực II
- Bắt đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại chung cư
- Công an TX. Hương Thủy bắt giữ nhiều đối tượng ma túy
-
Hơn 74 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai
-
8 mục tiêu Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030
-
Về tận nhà làm giấy chứng minh nhân dân cho người già
-
Vận động người dân giữ cây cao su
-
HĐND tỉnh phát động ủng hộ người nghèo thuộc Dự án di dời tái định cư, giải phóng mặt bằng Kinh thành Huế
-
Khai thác gỗ keo, 1 thanh niên bị cây đè tử vong
-
Mở đợt cao điểm ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông
-
Xe ô tô chở khách Hàn Quốc gây tai nạn, nhiều người vào viện cấp cứu
-
Tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô khách và xe mô tô, 1 người nguy kịch
-
Phát hiện xe ô tô chở hơn 600 chai rượu ngoại không có hóa đơn chứng từ trị giá hơn 1 tỷ đồng