ClockThứ Ba, 20/03/2018 14:00
TRẠM BƠM HƯƠNG TOÀN, HƯƠNG VINH QUÁ TẢI:

Trước mắt, huy động bơm dầu để tiêu úng

TTH - Sản xuất nông nghiệp ở Hương Toàn, Hương Vinh (Hương Trà) đang gặp khó khăn do hai trạm bơm ở các địa phương này phải đảm nhận tiêu úng cho 600 ha lúa vùng thấp trũng.

Khẩn cấp tiêu úng, cứu lúaQuảng Điền: Nỗ lực hộ đêXây dựng nông thôn mới ở Hương Toàn: Tăng tốc để sớm về đíchHương Toàn: Cá trắm khó tiêu thụ

Trạm bơm Hương Toàn “quá tải” vì phải tiêu úng cho cả vùng

Chi phí sản xuất tăng

Hai trạm bơm Hương Toàn, Hương Vinh nằm cuối hạ lưu hói 5 xã, đảm nhận tiêu úng cho khoảng 600 ha lúa vùng thấp trũng trên địa bàn do Công ty TNHH NN MTV Quản lý- Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý và vận hành. HTX NN Đông Toàn, Tây Toàn (xã Hương Toàn) có diện tích khoảng 450 ha lúa. Năm nào gặp mưa lớn, với diện tích ruộng thấp, người dân rất chật vật với công tác tiêu úng làm chậm khung lịch thời vụ, tăng chi phí sản xuất. Vụ đông xuân năm 2016- 2017, có hơn 100 ha lúa ở khu vực Bàu Đông- vùng thấp trũng nhất của xã Hương Toàn phải gieo cấy lại; trong đó có 40 ha phải gieo cấy lại từ 3-4 lần, gây trễ khung lịch thời vụ, thiệt hại gần 400 triệu đồng.

Hộ ông Nguyễn Phi Xương (xã viên HTX Đông Toàn), hàng năm gieo cấy ở khu vực Bàu Đông khoảng 8-9 sào lúa. Năm nào công tác làm đất, tiêu úng cũng tiến hành sớm nhưng ruộng vẫn cứ mênh mông nước; gieo cấy xuống lúa dưới một tuần tuổi, chưa nảy 3 lá mầm nên chỉ cần ngâm nước vài ngày đều bị chết, phải gieo cấy lại nhiều lần.

“Cứ tính một sào 5kg lúa giống giá 60 nghìn đồng cộng với chi phí làm đất, công cán nữa khoảng 100 nghìn đồng. Xứ đồng Bàu Đông có hơn 100 ha lúa, có nơi vụ đông xuân phải gieo cấy lại từ 3-4 lần, ngoài ảnh hưởng năng suất từ 30-40%, việc gieo cấy lại gây thiệt hại cho bà con hàng trăm triệu đồng và vụ hè thu cũng dễ ảnh hưởng lũ lụt do triển khai chậm”, ông Xương nhẩm tính.

Hàng năm đến vụ đông xuân, để công tác tiêu úng được kịp thời, các HTX ở Hương Toàn, Hương Vinh phải tăng cường thêm máy bơm dầu công suất nhỏ dọc các đê, hói, tiêu nước từ ruộng ra hói để trạm bơm lớn tiêu nước từ hói ra sông. Tuy nhiên, ngoài tăng thêm chi phí nhiên liệu, mặc dù dễ linh động nhưng các trạm bơm động cơ dầu đa số có công suất nhỏ nên hiệu quả tiêu úng không cao.

Tại xã Hương Vinh, trạm bơm ở địa phương này phải “gánh” một lượng nước lớn từ các khu vực thượng nguồn đổ về, làm công tác tiêu úng cho 150 ha lúa tại địa phương gặp khó khăn. Trong điều kiện gặp mưa lớn, đột biến như năm 2017 đã khiến nhiều diện tích đồng ruộng không thể xuống giống hoặc lúa non bị chết do ngập úng.

Giải pháp tạm thời

Ông Đoàn Giàng, Giám đốc HTX NN Đông Toàn cho biết, nguyện vọng người dân cũng như của HTX là được đầu tư nâng cấp công suất của trạm bơm hiện tại ở khu vực hói Nam Thanh (hạ lưu hói 5 xã) hoặc bố trí xây mới thêm trạm bơm ở khu vực Bàu Đông- nơi thấp trũng, tập trung nhiều diện tích lúa của HTX.

Trong khi chờ đầu tư, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tránh trễ khung lịch thời vụ, HTX yêu cầu bà con nông dân trỉa dặm lại những diện tích bị thiệt hại; tăng cường các trạm bơm dầu linh động, tăng công suất cho trạm bơm chính; tiến hành gia cố bờ bao, hạn chế mực nước từ các khu vực khác đổ về giúp quá trình tiêu úng nhanh. Những xứ đồng thấp, HTX cũng khuyến khích bà con xuống giống sớm, cơ cấu các loại giống ngắn ngày để thu hoạch sớm.

Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHH NN MTV Quản lý- Khai thác công trình thủy lợi tỉnh thông tin: Trước nguyện vọng của người dân, đơn vị HTX về việc nâng cao công suất hoặc xây mới trạm bơm ở Hương Toàn, Hương Vinh, UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT, công ty và các đơn vị liên qua tiến hành kiểm tra, đánh giá nguyên nhân các trạm bơm quá tải nhằm đưa ra phương án xử lý, phục vụ sản xuất lâu dài. Hiện nay, công tác nghiên cứu đang tiến hành. Qua tìm hiểu cho thấy, việc nâng cấp hay xây thêm trạm bơm mới không khả quan; bởi Hương Toàn, Hương Vinh vốn là vùng “lòng chảo”, có địa hình thấp. Mỗi khi có mưa lớn, nước các nơi từ thượng nguồn đổ về gây nên quá tải trong việc tiêu úng phục vụ sản xuất tại các địa phương này.

Để đảm bảo ổn định sản xuất nông nghiệp các vùng trũng này, trước mắt đề nghị các địa phương gieo cấy đúng lịch thời vụ; tập trung kinh phí, nhân lực tôn cao các tuyến đê bao xung yếu chống tràn, nhằm khu biệt vùng sản xuất, tránh trạm bơm quá tải; huy động các bơm dầu nhỏ lẻ để tiêu úng từng khu vực trong vùng trũng.

Vụ đông xuân 2017-2018, Hương Trà đưa vào sản xuất khoảng 3.100 ha lúa. Ngoài các giống lúa truyền thống, năm nay, Hương Trà đã đưa vào gieo cấy khoảng 150ha giống lúa mới có năng suất, chất lượng gạo ngon như HN6, VT-NA2...

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Hương Toàn với hành trình “lên phố”

Bám sát định hướng quy hoạch của tỉnh và thị xã Hương Trà, xã Hương Toàn đề ra được các giải pháp căn cơ để từng bước xây dựng địa phương đạt các tiêu chí trở thành phường nội thị.

Hương Toàn với hành trình “lên phố”
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top