Thế giới

Truyền dữ liệu xuyên Đại Tây Dương: Hậu quả “khổng lồ” nếu đàm phán thất bại

ClockThứ Hai, 18/01/2016 08:41
TTH.VN - Các tập đoàn thương mại lớn nhất của Mỹ và châu Âu vừa đưa ra cảnh báo về những hậu quả “khổng lồ” đối với hàng ngàn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng nếu Brussels và Washington không thể đạt được hiệp định truyền dữ liệu xuyên Đại Tây Dương vào cuối tháng này, Reuters sáng nay (18/1) đưa tin.

Liên minh châu Âu đang siết chặt quy định về bảo mật thông tin. Ảnh: AFP

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang đàm phán về một khuôn khổ mới cho phép các doanh nghiệp dễ dàng truyền dữ liệu cá nhân qua Đại Tây Dương, sau khi một hiệp định trước đó bị tòa án tối cao EU chấm dứt hồi năm ngoái do lo ngại về các vụ đánh cắp thông tin không ngừng tăng tốc.

Theo luật bảo vệ dữ liệu của EU, các công ty không thể truyền dữ liệu cá nhân của công dân EU sang các nước ngoài khối, như một biện pháp nhằm bảo vệ sự riêng tư đầy đủ cho công dân của liên minh.

Kể từ khi tòa án tối cao EU ra phán quyết ngày 06/10/2015, hiệp định Harbor Safe cho phép hơn 4.000 công ty bao gồm các công ty môi giới dữ liệu của người châu Âu đến Mỹ, quảng cáo trực tuyến và thương mại điện tử chuyển dữ liệu trong 15 năm qua buộc phải chấm dứt với lý do hiệp định này không đủ mạnh để bảo vệ sự riêng tư của người dân châu Âu, bao gồm cả chống gián điệp Mỹ. Kể từ đó, các doanh nghiệp trên cả hai bờ Đại Tây Dương rơi vào tình trạng lấp lửng pháp lý.

Trong một lá thư được Reuters trích dẫn mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và 28 nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên EU, cùng 4 hiệp hội doanh nghiệp khu vực đưa ra cảnh báo về tác động kinh tế khôn lường nếu việc truyền dữ liệu giữa hai bên bị gián đoạn.

“Vấn đề này phải được giải quyết ngay lập tức hoặc các bên liên quan sẽ phải đón nhận những hậu quả rất lớn, khiến hàng ngàn doanh nghiệp và hàng triệu người dùng bị ảnh hưởng”, Reuters trích dẫn một bức thư từ Phòng Thương mại Mỹ, Tổ chức kinh doanh châu Âu (BusinessEurope), Tổ chức công nghệ châu Âu (DigitalEurope) và Hội đồng Công nghiệp Công nghệ thông tin Mỹ cho biết.

Các tổ chức nói trên cũng yêu cầu một giai đoạn chuyển tiếp để thực hiện một khuôn khổ truyền dữ liệu sửa đổi, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang lệ thuộc hoàn toàn vào hiệp định Safe Harbour.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Morning News Headlines)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top