ClockThứ Bảy, 15/07/2017 12:10

Truyền thống, xa mà gần

TTH - Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; tưởng nhớ những người hy sinh vì đất nước; những thương binh, gia đình liệt sĩ; những người, những gia đình có công với nước. Nhưng ôn lại truyền thống như thế nào có nhiều điều cần suy nghĩ.

Trong một dịp bên bàn trà với một cán bộ Sở Y tế , tôi hỏi, anh có biết ở Huế có một nơi tưởng niệm 20 cán bộ, chiến sĩ Đội phẫu thuật tiền phương thuộc Trung đoàn 6 trong chiến dịch Xuân 68?

Anh không biết và chưa nghe ai nói tới. Nhà bia tưởng niệm Đội phẫu thuật tiền phương Trung đoàn 6 ở 27 đường Tôn Thất Thiệp (P. Thuận Hòa), có thờ di ảnh người Đội trưởng. 27 Tôn Thất Thiệp cũng là nơi đóng quân của đội, họ làm nhiệm vụ không chỉ cấp cứu thương binh ở cánh bắc Huế trong chiến dịch Xuân 68 mà với cả nhân dân trong vùng; 20 cán bộ, chiến sĩ của đội đều hy sinh trong 26 ngày đêm ác liệt ở Huế. Sau ngày giải phóng, người dân nơi đây đã quy tập các mộ liệt sĩ về nghĩa trang liệt sĩ thành phố và lập nhà bia tưởng niệm, quanh năm hương khói.

Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ này, phường Thuận Hòa đang lên kế hoạch chỉnh trang nhà bia tưởng niệm. Điều kiện của phường có hạn nên khó, mặt khác, điểm đóng quân của trạm lại nằm sát thượng thành. Vì vậy, Bảo tàng Cách mạng tỉnh nên xác định tầm vóc, vị trí của di tích này; ngành Y tế của tỉnh cần xem đây là điểm đáng tự hào của toàn ngành để cùng chung trách nhiệm với nhân dân trong khu vực. Nhất là trong năm tới, năm 2018, Huế kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Xuân 1968 ở Huế.

Cũng bên bàn trà, ngồi nói chuyện cùng một giảng viên ở Trường đại học Nông lâm Huế, tôi hỏi anh có biết ở trường anh có một nhà giáo đã được đặt tên đường ở Huế. Anh không biết, và có lẽ nhiều người ở trường cũng như sinh viên ở đây không biết. Đó là cụ Nguyễn Hữu Đính, vị Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Nông lâm súc Huế; tiền thân của Trường đại học Nông lâm Huế. Cụ Nguyễn Hữu Đính là một nhân vật tiêu biểu của phong trào Hòa bình ở Huế những năm 1954, cụ là người có mặt hầu hết các thời điểm của phong trào đô thị Huế những năm 1954 – 1975, là điểm tựa tinh thần của phong trào sinh viên - học sinh Huế thời đó.

Trong một dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, ở một khu vực dân cư ở phường Thuận Hòa, khi nghe giới thiệu Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, người bị chính quyền Sài Gòn (cũ) trục xuất ra Bắc trên cầu Hiền Lương, tạo nên một sự kiện chấn động của Cách mạng miền Nam thời bấy giờ. Ông đồng thời là Ủy viên Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong những ngày đầu Mặt trận mới thành lập, lúc đó ông đang sống ở nội thành. Ông là nhân vật chủ chốt trong Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình (1968). Nhiều người đã ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được biết thông tin như vậy.

Ôn lại truyền thống – xa mà gần. Tìm hiểu mảnh đất và con người nơi mình sống cũng là cách ôn lại truyền thống vậy.

Hải Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty cổ phần Bến xe Huế

Sáng 14/4, Công y cổ phần (CP) Bến xe Huế tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (14/4/1994-14/4/2024). Đến dự có các ông: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Hoàng Hải Minh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan; các nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Việt Nam và Công ty Bến xe khách các tỉnh, thành.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty cổ phần Bến xe Huế
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới
Return to top